- Điều kiện về cán bộ làm công tác thẩm định: Với tính chất đặc thù của
3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Do xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL, việc tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc quy định riêng cho công tác thẩm định là một việc làm không thể thiếu. Hiện nay, Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế định thẩm định mới chỉ dừng lại ở tính ngun tắc, trong khi đó việc thẩm định lại gồm rất nhiều hoạt động kế tiếp, đan xen, chưa có sự tách bạch với các cơng đoạn khác, do vậy mà việc nhận thức về hoạt động thẩm định ở một số cơ quan chủ trì soạn thảo cịn hạn chế, giá trị pháp lý của kết quả thẩm định trong một số trường hợp cịn chưa được coi trọng. Chính vì khơng coi trọng khâu thẩm định nên trong thời gian qua cịn có trình trạng văn bản khi được ban hành đã khơng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp, tính thống nhất; văn bản cịn có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, tính dự liệu kém; một số văn bản vừa được ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung; văn bản sai về thể thức, kỹ thuật trình bày. Điều này đồi hỏi cần phải ban hành
một văn bản QPPL quy định riêng về hoạt động thẩm định ở tầm Luật để thống nhất áp dụng, đồng thời buộc các chủ thể liên quan tuân thủ một cách triệt để, có như vậy thì giá trị kết quả thẩm định của Sở Tư pháp mới được khẳng định và phát huy hiệu quả trên thực tế.
Khi hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động thẩm định hoặc trong trường hợp chưa ban hành được một văn bản QPPL riêng để điều chỉnh hoạt động thẩm định, thì cũng cần thiết phải điều chỉnh (sửa đổi, bổ sung) các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động thẩm định của cơ quan Tư pháp ở địa phương, cụ thể cần chú trọng những vấn đề sau:
Một là, cần quy định về giá trị pháp lý của văn bản thẩm định, vì giá trị
pháp lý của kết quả thẩm định là vấn đề cốt lõi của hoạt động thẩm định. Thực tế cho thấy dù trình tự thủ tục thẩm định có khoa học, hợp lý đến đâu; tổ chức phối hợp thẩm định có tốt đến mấy và chất lượng thẩm định có cao đến mức nào nhưng giá trị của kết quả này không được khẳng định về mặt pháp lý thì hoạt động thẩm định cũng khơng đạt được mục đích, sẽ dần mất đi ý nghĩa và bị xem nhẹ. Do đó, việc quy định và nâng cao giá trị pháp lý của văn bản thẩm định bằng pháp luật là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Điều này địi hỏi phải có quy định pháp luật để quy định rõ một số nội dung như: