- Bổ sung quy định Văn phịng UBND tỉnh có trách nhiệm khơng làm
3.2.2. Đổi mới nội dung, thủ tục thực hiện hoạt động thẩm định
Như đã đề cập, để có được một dự thảo văn bản QPPL bảo đảm chất lượng khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, thơng qua thì địi hỏi các cơ quan liên quan phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy có một số cơ quan chủ trì soạn thảo thường vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo dự thảo, điều này đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng dự thảo, vì vậy khi thực hiện thẩm định thì cũng cần đưa nội dung này vào báo cáo thẩm định (trên thực tế, khi xem xét hồ sơ đề nghị thẩm định, đối với những dự thảo chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục như chưa có bản tổng hợp ý kiến hoặc có bản tổng hợp ý kiến nhưng chưa đầy đủ
các đối tượng có liên quan,…Sở Tư pháp có cơng văn u cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ còn thiếu để thực hiện thẩm định. Sau khi cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung đầy đủ hồ sơ Sở Tư pháp mới thực hiện thẩm định nhưng trong báo cáo thẩm định rất ít khi đề cập đến việc vi phạm về trình tự, thủ tục soạn thảo dự thảo của cơ quan chủ trì soạn thảo).
Hiện nay, mặc dù tại Sở Tư pháp đã có Quy trình thẩm định dự thảo văn bản QPPL theo tiêu chuẩn ISO, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc xác định thời gian các bước thực hiện của Phòng Xây dựng văn bản QPPL, tổ chức họp thẩm định giữa các phịng chun mơn thuộc Sở đối với một số ít dự thảo có tính chất phức tạp. Do đó, cần nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh theo hướng quy định rõ hơn trách nhiệm, thời gian thực hiện của các bộ phận thuộc Sở nhằm phát huy tối đa trí tuệ tập thể của Sở Tư pháp trong việc thẩm định dự thảo văn bản QPPL. Đồng thời tăng cường các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện thẩm định trong nội bộ Phòng Xây dựng văn bản QPPL để phát huy cao hơn nữa khả năng của từng cán bộ khi thực hiện thẩm định.
Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan để tận dụng, phát huy trí tuệ tập thể từ bên trong và bên ngoài phục vụ cho hoạt động thẩm định; đặc biệt là phát huy tính chủ động phối hợp của các chuyên viên trực tiếp làm công tác soạn thảo và chuyên viên thực hiện thẩm định ngay từ giai đoạn soạn thảo cho đến khi thẩm định, sự chủ động của chính Sở Tư pháp trong việc phát huy trí tuệ của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia vào hoạt động thẩm định. Thường xuyên duy trì việc tổ chức các cuộc họp thẩm định với sự tham gia của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định và các cơ quan, tổ chức hữu quan để trao đổi, xử lý những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo; tích cực u cầu cơ quan soạn thảo giải trình những nội dung chưa rõ tại dự thảo để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thẩm định. Tổ chức Hội đồng thẩm định (hoặc Ban thẩm định) để nêu cao trách nhiệm và phát huy cao độ trí tuệ tập thể trong việc xác định, đánh giá nội dung dự thảo
để nâng cao chất lượng dự thảo và phục vụ tốt cho việc thẩm định (việc làm này còn bảo đảm yếu tố khách quan trong nội dung cũng như quy trình thẩm định dự thảo văn bản QPLL). Nghiên cứu, vận dụng để có cơ chế thỏa đáng nhằm thu hút được các luật gia, nhà khoa học và chuyên gia am hiểu các vấn đề chuyên môn tham gia vào hoạt động thẩm định, đặc biệt là đối với những dự thảo văn bản có nội dung mang tính chun ngành phức tạp hoặc liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.