Bố trí, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng năng lực, ổn định để chun sâu trình độ chun mơn nghiệp vụ thực hiện công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 103)

- Bổ sung quy định Văn phịng UBND tỉnh có trách nhiệm khơng làm

3.2.4. Bố trí, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng năng lực, ổn định để chun sâu trình độ chun mơn nghiệp vụ thực hiện công tác thẩm định

chun sâu trình độ chun mơn nghiệp vụ thực hiện công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm định dự thảo văn bản QPPL là một nhiệm vụ có tính chất phức tạp, thể hiện sự khẳng định và mang tính phản biện cao. Chính vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ này một cách có hiệu quả thì địi hỏi đội ngũ những người làm cơng tác thẩm định khơng chỉ có năng lực, chun mơn nghiệp vụ vững vàng mà cịn cần phải được bố trí ổn định để có thời gian nghiên cứu pháp luật một cách có hệ thống và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, việc tăng cường số lượng và chất lượng của đội ngũ này phải trên nguyên tắc: Ổn định, chuyên nghiệp, tận tâm- điều kiện quan trọng để bảo đảm chất lượng kết quả thẩm định. Vì vậy, để thực hiện tốt được nhiệm vụ trên thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần bảo đảm số lượng tối thiểu và tính ổn định của cán bộ,

cơng chức làm cơng tác thẩm định. Với tính chất cơng việc địi hỏi người làm cơng tác thẩm định phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện cơng việc, tính chun nghiệp cao thì thực trạng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện thẩm định còn thiếu và khơng ổn định như hiện nay sẽ rất khó để bảo đảm chất lượng

của hoạt động thẩm định. Do đó, cần phải có chính sách để vừa bảo đảm số lượng, vừa bảo đảm tính ổn định của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự thảo văn bản QPLL. Hiện nay, pháp luật đã có quy định phân cấp cho Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền quyết định về biên chế thì tỉnh cần quan tâm để bảo đảm biên chế và tính ổn định của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tại Sở Tư pháp để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Đồng thời, việc tuyển dụng cán bộ vào Sở Tư pháp để thực hiện công tác thẩm định cũng cần phải tính đến phương án khơng chỉ đơn thuần có chun mơn pháp lý mà cần có cả chun mơn về kinh tế- kỹ thuật để nâng cao năng lực thực hiện thẩm định và bảo đảm tính chủ động trong hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp.

Thứ hai, khi đã bố trí được đội ngũ cán bộ có năng lực, ổn định rồi thì

cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ này. Theo đó, hàng năm Bộ Tư pháp cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng thẩm định dự thảo văn bản QPPL cho cán bộ làm công tác thẩm định tại các Sở Tư pháp, cử các cán bộ đủ năng lực hoặc thuê các chuyên gia giỏi để giảng dạy tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng đó, đặc biệt cần chú trọng tập huấn kỹ năng thẩm định đối với một số lĩnh vực có tính chất chun ngành sâu như tài ngun mơi trường, tài chính, đầu tư xây dựng, …; biên soạn tài liệu sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thẩm định phát cho các cán bộ làm công tác thẩm định của các Sở Tư pháp để nghiên cứu, tham khảo. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học và các cuộc tọa đàm cho đội ngũ cán bộ làm công tác này của Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố để họ có điều kiện trao đổi về chun mơn, kinh nghiệm thực tiễn thực hiện công tác thẩm định ở địa phương mình, qua đó nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay thì cũng cần tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc

tế để cán bộ làm công tác thẩm định tại các Sở Tư pháp địa phương nắm được xu thế hội nhập và hệ thống văn bản QPPL của Trung ương về hội nhập quốc tế, từ đó khơng bị lúng túng khi thực hiện thẩm định dự thảo văn bản QPPL của địa phương có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong điều kiện hội nhập tồn cầu hiện nay thì hoạt động kinh tế là hoạt động rất đa dạng và phức tạp nên hệ thống pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự,… trong nước cũng cần có những thay đổi cho phù hợp để kịp thời điều chỉnh có hiệu quả những quan hệ xã hội mới phát sinh. Từ đó, một yêu cầu đặt ra là mỗi cán bộ làm cơng tác pháp luật nói chung, cán bộ thực hiện thẩm định dự thảo văn bản QPPL nói riêng phải ln có tư duy mới, kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chính vì vậy, trong cơng tác đào tạo cán bộ cũng cần phải chú trọng và thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được học tập nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức của đội ngũ cán bộ làm cơng tác pháp luật nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ làm cơng tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL nói riêng.

Thứ ba, cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ

làm công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL. Thực tiễn cho thấy, khi đã bố trí và đào tạo được đội ngũ cán bộ thực hiện thẩm định có trình chun mơn sâu, nhưng nếu khơng có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với họ thì rất khó để “giữ chân” được họ. Như đã đề cập, do tính chất cơng tác thẩm định khó khăn, phức tạp nên địi hỏi người làm cơng tác này phải có chun mơn nghiệp vụ cao, vì vậy đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công việc thẩm định luôn được coi là lực lượng “tinh nhuệ”, những “chuyên gia về văn bản” trong cơ quan Tư pháp. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ này chưa được hưởng chính sách đãi ngộ thỏa đáng so với yêu cầu chuyên môn và cường độ làm việc của họ (tính chất cơng việc khó, khối lượng cơng việc nhiều nhưng lại khơng có chức danh rõ ràng, chế độ đãi ngộ chưa có) nên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và họ thường có xu hướng muốn chuyển sang vị trí cơng tác thuận

lợi hơn. Do đó, để để có được đội ngũ cán bộ thực hiện thẩm định dự thảo văn bản QPPL bảo đảm về số lượng và chất lượng, tính chuyên nghiệp cao và làm việc tận tâm thì việc nghiên cứu quy định chính sách đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ này là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w