Năm 2010: Đã thực hiện thẩm định 72 dự thảo văn bản QPPL của tỉnh,

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 53)

trong đó gồm: 26 dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh; 37 dự thảo quyết định và 9 dự thảo chỉ thị của UBND tỉnh.

Theo số liệu thống kê trên, chúng ta có thể thấy từ năm 2000 đến năm 2010, Sở Tư pháp đã thực hiện thẩm định số lượng lớn dự thảo văn bản QPPL của HĐND và UBND, đặc biệt là từ khi Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004; Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2006/NĐ-CP thì số lượng dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh qua Sở Tư pháp ngày càng chiếm tỷ lệ cao trên tổng số văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành. Hoạt động thẩm định đã giúp cho cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản ban hành những văn bản bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp; tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL; tính khả thi của văn bản trên thực tế. Qua đó đã góp phần xây dựng

và hồn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và của đất nước.

2.2. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNHDỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH VĨNH DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

2.2.1. Ưu điểm

Thực hiện Quyết định số 306/QĐ-UB ngày 07/4/1997 của UBND tỉnh, đặc biệt là từ khi Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 (chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2005), Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 06/10/2010 và Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 18/7/2011, công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL nói chung và hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đối với dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh (do UBND tỉnh trình), dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh, đã có những chuyển biến rất tích cực, đem lại hiệu quả rõ rệt. Hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Sở Tư pháp đã chính thức trở thành một khâu quan trọng và khơng thể thiếu trong q trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh. Các ưu điểm được thể hiện cụ thể như sau:

Một là, về số lượng dự thảo văn bản QPPL đã được Sở Tư pháp thẩm

định: Từ năm 2000 đến năm 2010, Sở Tư pháp đã thực hiện thẩm định được số lượng lớn các dự thảo nghị quyết của HĐND (do UBND tỉnh trình) và dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh trên nhiều lĩnh vực, tổng số gồm: 699 dự thảo văn bản QPPL [44], trong đó có:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 53)