Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 44)

- Bản tổng hợp ý kiến tham gia dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị; Các tài liệu có liên quan.

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND, trong đó có hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp như sau:

Một là, tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ

Đảng, HĐND, UBND tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, trong đó có việc nâng cao chất lượng của hoạt động thẩm định tại Sở Tư pháp, cụ thể: HĐND và UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan chủ động đề xuất xây dựng được chương trình ban hành văn bản QPPL của HĐND tỉnh trong từng nhiệm kỳ hoặc trong chương trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL hằng năm. Do đó việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh đã mang tính chủ động, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan trong việc thực hiện Chương trình, từ cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định đến trách nhiệm của Văn phịng UBND tỉnh trong việc tham mưu, trình dự thảo văn bản QPPL với UBND tỉnh.

Hai là, nâng cao chất lượng các dự thảo văn bản QPPL thông qua thực

hiện tốt việc phối hợp soạn thảo, lấy ý kiến của nhân dân đối với các dự thảo: Các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh được phân công soạn thảo các dự thảo văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chuẩn bị nội dung các dự thảo tờ trình, dự thảo quyết định, nghị quyết trình tại phiên họp UBND tỉnh. Trên cơ sở sự phân công của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh đã kịp thời thành lập Tổ soạn thảo, hoặc Ban soạn thảo trong trường hợp cần thiết, với sự tham gia của các bộ phận, các thành phần có liên quan. Đối với những dự thảo văn bản QPPL có liên quan đến hoạt động quản lý, thực hiện của nhiều ngành, nhiều cấp trên địa bàn tỉnh thì UBND tỉnh giao cho cơ quan chun mơn chủ quản trình UBND tỉnh thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện các sở, ngành, các địa phương có liên quan. Q trình soạn thảo các tờ trình, dự thảo văn bản QPPL, Tổ (Ban) soạn thảo đã trực tiếp khảo sát thực tiễn, thu thập các số liệu, thông tin, tư liệu, các cơ sở pháp lý làm cơ sở cho việc hình thành dự thảo. Chẳng hạn, đối với dự thảo nghị quyết về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, dự thảo

nghị quyết về chế độ chi tiêu tài chính của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh, các Tổ (Ban) soạn thảo đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số ngành, đơn vị, tổ chức và địa phương thuộc cả 4 khu vực (miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị), do làm tốt cơng tác khảo sát thực tế đã góp phần vào việc soạn thảo các tờ trình, dự thảo nghị quyết được chuẩn bị bảo đảm tiến độ, đúng quy trình do luật định và ngày càng có chất lượng cao hơn.

Dự thảo các văn bản QPPL sau khi được các cơ quan chun mơn chủ trì soạn thảo, theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 thì UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, địa phương, các đối tượng có liên quan, trong trường hợp cần thiết lấy ý kiến tham gia của nhân dân thơng qua các tổ chức đồn thể xã hội ở tỉnh (như Dự thảo nghị quyết về thu học phí ở các trường bán cơng, dân lập; Dự thảo nghị quyết về thu học phí ở các trường bán công, dân lập; Dự thảo nghị quyết về chế độ, chính sách đối với cán bộ, xóm, thơn, bản trên địa bàn tỉnh,...). Sau khi có ý kiến tham gia góp ý, cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm tiếp thu để chỉnh sửa dự thảo, gửi cho Sở Tư pháp tỉnh thẩm định. Việc tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý của các đối tượng có liên quan góp phần khắc phục tình trạng cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị không chu đáo, thiếu khách quan, lồng ghép lợi ích cục bộ ngành, địa phương trong dự thảo; khắc phục tình trạng nội dung dự thảo các văn bản QPPL khơng phù hợp thực tiễn, tính khả thi thấp.

Về phương thức góp ý kiến thường được giao cho cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp lấy ý kiến tham gia, hoặc thơng qua tổ chức đồn thể có liên quan, các cấp chính quyền cơ sở để tổ chức các hình thức phù hợp lấy ý kiến nhân dân tham gia đối với những dự thảo văn bản QPPL tác động trực tiếp đến mọi đối tượng trên địa bàn.

Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh để từ đó

Trong các yếu tố quyết định chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh Bắc Ninh thì các đại biểu HĐND tỉnh là một trong những nhân tố có vai trị quan trọng hàng đầu. Bởi vậy, nghị quyết của HĐND khi được ban hành, có tính khả thi cao hay khơng, có phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hay khơng thì vai trị của đại biểu HĐND tỉnh đóng góp một phần khơng nhỏ, kết tinh trong chất lượng VBQPPL của HĐND tỉnh.

Trong những năm qua đội ngũ đại biểu HĐND tỉnh Bắc Ninh đã không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị và các kiến thức cơ bản, bởi vậy năng lực tư duy lý luận của phần lớn đại biểu HĐND tỉnh Bắc Ninh đã được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Biểu hiện cụ thể là số đại biểu trẻ tuổi, có chun mơn nghiệp vụ cao ngày càng tăng lên, hầu hết các đại biểu đều được đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cao cấp và trung cấp, số còn lại đều qua chương trình bồi dưỡng hoặc sơ cấp. Bởi vậy, phần lớn đại biểu đều có khả năng nhận thức nhanh nhạy, nắm bắt được đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Các đại biểu đã biết vận dụng kiến thức vốn có để làm tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu, phát hiện, nắm bắt những vấn đề mới nảy sinh để cùng tập thể HĐND tỉnh thảo luận, xem xét, biểu quyết thông qua các nghị quyết của HĐND tỉnh góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển. Thơng qua đó, chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh Bắc Ninh đã có những chuyển biến tích cực, tạo được niềm tin cho cử tri và nhân dân; nhiều đại biểu đã dành thời gian thích hợp dự các kỳ họp của HĐND cấp dưới và thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri, thu thập phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân với HĐND tỉnh.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w