- Thứ tư, như đã đề cập, đối với những dự thảo văn bản QPPL phức tạp,
2.3.1.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Để đạt được những kết quả như đã nêu trên trong hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ Sở Tư pháp thì cịn có các yếu tố quan trọng như:
Một là, về thể chế phục vụ hoạt động thẩm định: Việc Quốc hội ban
hành Luật Ban hành văn bản QPPL năm 1996 đã đánh dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển vượt bậc trong việc tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động lập pháp, lập quy, trong đó có quy định về hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một văn bản QPPL có giá trị pháp lý cao điều chỉnh quy trình xây dựng và ban hành văn bản của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương. Nó tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng và đồng thời cũng là xuất phát điểm- nền tảng cho các hoạt động xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Kể từ khi có Luật Ban hành văn bản QPPL thì về mặt pháp lý, hoạt động thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL đã được khẳng định là một khâu bắt buộc trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Mặc dù Luật Ban hành văn bản QPPL năm 1996; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2002 khơng có quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL của các địa phương, nhưng hai văn bản này đã “gián tiếp” làm cơ sở pháp lý quan trọng cho địa phương nghiên cứu, vận dụng để ban hành quy định của tỉnh về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL của địa phương mình (trong đó Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh sớm nghiên cứu, vận dụng để ban hành Quyết định số 306/QĐ-UB ngày 07/4/1997, tạo ra cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh).
Đến khi Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP được ban hành thì hoạt động xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp nói chung, trong đó có hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của cấp tỉnh nói riêng đã chính thức
được pháp luật quy định. Hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL được khẳng định là một khâu bắt buộc (không thể thiếu) trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh. Theo đó, Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh (đối với những dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình) và dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh. Các quy định về hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL tại Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP đã góp phần to lớn trong việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn bị dự thảo văn bản QPPL- nâng cao chất lượng dự thảo văn bản QPPL; góp phần đưa công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL vào nề nếp theo trình tự, thủ tục và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản QPPL của tỉnh.
Hai là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND và
UBND tỉnh đối với ngành Tư pháp Vĩnh Phúc nói chung, trong đó có hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL, thông qua các chủ trương, cơ chế, chính sách bảo đảm cho hoạt động của ngành Tư pháp đạt hiệu quả, cụ thể: Hàng năm đều quan tâm đến việc đưa cán bộ của Sở Tư pháp đi đào tạo để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trong đó chú trọng việc đào tạo cán bộ của Phịng Xây dựng văn bản QPPL. Riêng đối với UBND tỉnh, hàng năm đều hỗ trợ kinh phí cho cơng tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp,...
Ba là, hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp đối với các dự thảo văn bản
QPPL đã tuân thủ các quy định về thẩm định dự thảo văn bản QPPL (giai đoạn trước năm 2004 là các quy định của tỉnh, giai đoạn sau năm 2004 là các quy định của Trung ương và của tỉnh). Hiện nay, quy trình thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Sở đã thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001 :2008. Việc hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Sở được thực hiện theo quy trình chuẩn ISO đã tiếp tục chuẩn hóa, nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định đối với các dự thảo văn bản QPPL. Có thể khẳng định rằng, với việc tuân thủ các
quy định pháp luật và áp dụng quy trình ISO, hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp đã ngày càng đi vào nề nếp và thể hiện rõ vai trò quan trọng của cơ quan Tư pháp trong hoạt động xây dựng văn bản QPPL tỉnh, được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đánh giá cao.