- Nghiên cứu, xem xét để phân cấp cho địa phương căn cứ vào khả
3.2.6. Tăng cường chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các quy định của Trung ương và của tỉnh về xây dựng, ban hành;
hiện tốt các quy định của Trung ương và của tỉnh về xây dựng, ban hành; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, tập trung vào các nội dung:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc nội dung Luật Ban hành văn bản
QPPL của HĐND, UBND năm 2004; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP; Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 18/7/2011 Ban hành quy định về trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật đến tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức, nhất là đối với cán bộ pháp chế ở các sở, ngành, để nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định dự thảo, ban hành văn bản QPPL. Các cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản QPPL phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định: Chú trọng khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu kỹ để cụ thể hoá các nội dung thuộc thẩm quyền, quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, tránh tình trạng quy định chung chung, sao chép lại các văn bản khác; tổ chức tốt việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; gửi hồ sơ dự thảo đầy đủ và đúng thời hạn đến Sở Tư pháp để thẩm định.
Hai là, tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày
12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những văn bản QPPL có nội dung trái pháp luật hoặc được ban hành khơng đúng thẩm quyền để qua đó rút kinh nghiệm, đưa ra những chấn chỉnh ngay từ khâu soạn thảo dự thảo. Đồng thời, chú trọng chỉ đạo sát sao các sở, ban, ngành liên quan trong việc thành lập, bố trí cán bộ pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để thực hiện tốt các nhiệm vụ về xây dựng pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật,… theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ “Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế” .
Ba là, thường xuyên chỉ đạo công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành
trong công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL, cụ thể: Cơ quan soạn thảo phải giải trình bằng văn bản mức độ tiếp thu ý kiến thẩm định, lý do không tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định. Sở Tư pháp chủ động tích cực yêu cầu cơ quan soạn thảo giải trình thêm những vấn đề cần thiết để phục vụ có hiệu quả cho việc thẩm định dự thảo, chủ động trong việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL. Văn phịng UBND tỉnh đơn đốc, theo dõi sát sao việc thực hiện Chương trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của tỉnh; nhắc nhở các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc việc gửi hồ sơ dự thảo đến Văn phịng UBND tỉnh để chuẩn bị tổ chức phiên họp thơng qua dự thảo; kiên quyết không nhận các hồ sơ dự thảo văn bản trình UBND tỉnh khi chưa có báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp và tham mưu cho UBND tỉnh không tổ chức họp để thông qua các dự thảo này.
Bốn là, hàng năm, yêu cầu các cơ quan liên quan thực hiện việc báo cáo
kết quả công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL, trong đó nêu rõ kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong từng khâu từ soạn thảo, thẩm định, ban hành,...; so sánh tỷ lệ dự thảo văn bản với văn bản đã được ban hành, tỷ lệ dự
thảo văn bản đã được thẩm định mà chưa được hoặc không được ban hành, dự kiến chương trình ban hành văn bản hàng năm và kết quả đã ban hành…để từ đó tìm ra những ngun nhân của vấn đề, mức độ tiếp thu ý kiến thẩm định của các cơ quan soạn thảo và cơ quan ban hành. Trên cơ cở đó đánh giá một cách chính xác thực trạng hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng của công tác này.
KẾT LUẬN
Ban hành văn bản QPPL là một hoạt động cơ bản và đặc biệt quan trọng của Nhà nước, trong đó có chính quyền địa phương, đây là giai đoạn có ý nghĩa tạo ra cơ chế để điều chỉnh các quan hệ và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong suốt cả quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL đã khẳng định thẩm định dự thảo văn bản QPPL là một công đoạn rất quan trọng, cần thiết và có tính khách quan trong q trình lập quy của địa phương.
Bản chất của thẩm định chính là cơ chế kiểm tra trước dự thảo văn bản QPPL dự kiến sẽ ban hành để tạo ra được một văn bản QPPL có chất lượng tốt và điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội cụ thể nhằm làm cho xã hội phát triển theo hướng tích cực. Đây có thể được coi là cơng đoạn cuối cùng trước khi cơ quan soạn thảo trình dự thảo quyết định, chỉ thị và dự thảo nghị quyết (do UBND tỉnh trình) với UBND tỉnh, làm cơ sở để UBND tỉnh xem xét, quyết định thông qua hay không thông qua (đối với dự thảo quyết định, chỉ thị) hoặc quyết định trình hay khơng trình dự thảo nghị quyết với HĐND tỉnh.
Từ khi có Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp đối với dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh và HĐND tỉnh (do UBND tỉnh trình) đã đạt được những kết quả rất to lớn như đã nêu trên, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc “đổi mới cơ bản quy trình xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật” mà Bộ Chính trị đã đề ra. Do đó,
nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là phải tiếp tục nghiên cứu để xây dựng khung pháp lý có hiệu lực ở tầm cao và quy định cụ thể hơn nữa về hoạt động thẩm định dự thảo theo hướng điều chỉnh tất cả các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thẩm định; đồng thời quy định rõ về giá trị kết quả thẩm định, chế tài đối với những trường hợp không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ ý kiến thẩm định mà khơng có giải trình. Để đạt được những mục tiêu trên thì việc ban hành Luật quy định về thẩm định dự thảo
văn bản QPPL là rất cần thiết, có như vậy mới bảo đảm hoạt động thẩm định được thực hiện thống nhất và thực sự đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, thực trạng thực hiện hoạt động thẩm định tại Sở Tư pháp cịn có những tồn tại, hạn chế như quy trình thẩm định về cơ bản cịn “khép
kín” tại Phịng Xây dựng văn bản QPPL nên chưa phát huy được trí tuệ tập
thể trong thực hiện thẩm định. Mặt khác, mối quan hệ giữa các cơ quan liên quan trong hoạt động thẩm định cịn chưa được duy trì chặt chẽ và nhịp nhàng; tình trạng vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động phối hợp thẩm định vẫn xảy ra nhưng lại chưa có chế tài để xử lý (khơng ít trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo khơng hợp tác với Sở Tư pháp trong quá trình thực hiện thẩm định dự thảo).
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp thì các cơ quan có thẩm quyền cần kịp thời bổ sung các văn bản pháp luật liên quan để điều chỉnh lĩnh vực này một cách đồng bộ, thống nhất và toàn diện. Muốn hoạt động thẩm định có chất lượng thì việc ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cơ chế có tính pháp lý làm cơ sở cho hoạt động này được tiến hành một cách khoa học, hiệu quả, là một điều khơng thể thiếu. Khi thể chế đã được hồn thiện sẽ tạo ra tiền đề làm cơ sở cho việc đổi mới nội dung, quy trình thẩm định; xác định giá trị pháp lý của kết quả thẩm định của Sở Tư pháp; xác định rõ trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thẩm định; đồng thời là cơ sở để xử lý đối với những trường hợp không tuân thủ các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL, trong đó có việc khơng tn thủ các quy định về thẩm định dự thảo văn bản QPPL. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu nhằm đổi mới để hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động thẩm định phải luôn quán triệt đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, đồng thời phải xuất phát từ chính thực tiễn thực hiện hoạt động thẩm định tại Sở Tư pháp, hay nói cách khác là việc hồn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động thẩm định phải được xuất
phát từ những yêu cầu khách quan của tình hình phát triển kinh tế- xã hội đất nước hiện nay, chứ khơng được mang tính chủ quan và áp đặt.
Thơng qua việc phân tích lý luận, đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, thấy được những ưu điểm cần phát huy; những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và những biện để pháp khắc phục; những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp. Trên cơ sở các nhóm giải pháp mà Luận văn đã đưa ra, việc tổ chức thực hiện trên thực tế của địa phương là một q trình có tính chất thường xun và mang tính lâu dài, do đó cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng giai đoạn thích hợp để tiến hành từng bước một cách chắc chắn. Qua đó, khơng ngừng ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL, từ đó góp phần bảo đảm chất lượng hệ thống văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh để phục vụ công tác quản lý, điều hành ở địa phương được thực hiện một cách có hiệu lực, hiệu quả.
Đứng trước định hướng và yêu cầu của việc đổi mới căn bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND hiện nay, Luận văn đã đưa ra những nhóm giải pháp để từng bước thực hiện nhằm góp phần đáp ứng những định hướng và u cầu của cơng tác này. Chính vì vậy, Luận văn về
“Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc” đã đóng góp những vấn đề
lý luận và thực tiễn cho việc định hướng cũng như hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động thẩm định nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL, qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng hệ thống văn bản QPPL nói chung.
Tuy nhiên, trong phạm vi một bản Luận văn, với điều kiện về thời gian và khả năng nghiên cứu cịn có những hạn chế nên sẽ khó tránh khỏi việc đối với một số nội dung liên quan đến hoạt động thẩm định dự thảo văn bản
QPPL mà tác giả cịn chưa có những phân tích, đánh giá một cách sâu sắc, tồn diện. Vì vậy, tác giả hy vọng rằng Luận văn này sẽ là những gợi mở về một số vấn đề lý luận, bài học kinh nghiệm, giải pháp của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL, để các nhà nghiên cứu khác tiếp tục nghiên cứu, phát triển hơn nữa nhằm hoàn thiện về hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL nói chung, trong đó có hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp đối với dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh, dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh (do UBND tỉnh trình).