183 dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh; 344 dự thảo quyết định của UBND tỉnh;

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 56)

- 344 dự thảo quyết định của UBND tỉnh; - 172 dự thảo chỉ thị của UBND tỉnh.

Hai là, về chất lượng của hoạt động thẩm định: Đối với các dự thảo văn

bản QPPL khơng đạt chất lượng, trong q trình thẩm định Sở Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan liên quan để cùng nhau thảo luận, chỉnh sửa các nội dung của dự thảo bảo đảm theo quy định của pháp luật. Thơng qua thẩm định đã loại bỏ được tính chủ quan và lợi ích ngành từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo; kịp thời phát hiện những sai sót về nội dung cũng như về thể thức nên đã giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa để hồn thiện dự thảo trình UBND tỉnh. Từ đó làm giảm bớt những quy định chồng chéo, mâu thuẫn; bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống văn bản QPPL của tỉnh. Đồng thời, kết quả thẩm định cũng giúp cho UBND tỉnh làm cơ sở để xem xét, quyết định thông qua (đối với dự thảo quyết định, dự thảo chỉ thị) hoặc quyết định trình hay khơng trình dự thảo nghị quyết với HĐND tỉnh. Trong nhiều trường hợp ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp mang tính phản biện đối với các vấn đề thuộc nội dung và hình thức, thể thức của dự thảo văn bản QPPL, đã góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng, hồn thiện dự thảo nói riêng và nâng cao chất lượng, hồn thiện hệ thống văn bản QPPL nói chung. Qua đó, sự “tin

tưởng” của HĐND, UBND tỉnh đối với Sở Tư pháp trong hoạt động thẩm

định dự thảo văn bản QPPL đã được khẳng định và không thể phủ nhận, thể hiện trong báo cáo rút kinh nghiệm các kỳ họp của HĐND tỉnh, qua các phiên họp và báo cáo tổng kết công tác hành năm của UBND tỉnh.

Hiện nay, hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc đã được thực hiện chuẩn hố theo quy trình ISO 9001-2008, do đó chất lượng của hoạt động này lại khơng ngừng ngày càng được nâng cao.

Ba là, tính kịp thời của hoạt động thẩm định: Thông qua hoạt động thẩm

định của Sở Tư pháp đã kịp thời phát hiện nhiều vấn đề giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo hồn thành nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo trình UBND tỉnh đúng tiến độ. Đa số các ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp đã được cơ quan

chủ trì soạn thảo, cơ quan ban hành văn bản (HĐND tỉnh và UBND tỉnh) xem xét, tiếp thu một cách đầy đủ, nghiêm túc. Các ý kiến thẩm định, nhất là ý kiến về sự cần thiết ban hành; tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo, về cơ bản đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu. Hầu hết, các dự thảo văn bản QPPL chỉ được xem xét ký ban hành, thơng qua khi đã có ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp; nhiều dự thảo không được HĐND tỉnh thông qua hoặc UBND tỉnh ký ban hành vì thơng qua hoạt động thẩm định cho thấy không nêu rõ được sự cần thiết ban hành văn bản (theo thống kê chưa đầy đủ của Văn Phòng UBND tỉnh: Từ năm 2007 đến hết năm 2010 đã có 22 dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND khơng được UBND tỉnh ký ban hành hoặc trình HĐND tỉnh thông qua do qua báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp cho thấy chưa có căn cứ pháp lý cho việc ban hành, căn cứ thực tiễn không thuyết phục). Nhiều trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo đã gửi thẳng dự thảo sang UBND để trình ký ban hành văn bản, tuy nhiên, đối với một số trường hợp khi kiểm tra hồ sơ chưa thấy ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp nên Văn phòng UBND tỉnh đã tham mưu để UBND tỉnh dừng việc trình ký ban hành hoặc trình thơng qua dự thảo văn bản và có văn bản đề nghị Sở Tư pháp thực hiện thẩm định để làm cơ sở cho việc ban hành, thông qua.

Bốn là, đã thể hiện được tính chuyên nghiệp trong hoạt động thẩm định:

Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập được phịng chun trách thực hiện cơng tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL. Tại Phòng Xây dựng văn bản QPPL đã có sự phân cơng mang tính chun mơn hố tương đối cao, thể hiện: Các cán bộ, chuyên viên được phân công nghiên cứu pháp luật thuộc từng lĩnh vực cụ thể để có thể nắm vững pháp luật một cách hệ thống, phục vụ cho việc thẩm định dự thảo văn bản QPPL thuộc lĩnh vực đó (khi thẩm định dự thảo văn bản QPPL, Trưởng Phòng xem thuộc lĩnh vực nào và sẽ phân công cho cán bộ, chuyên viên thuộc lĩnh vực đó thực hiện việc thẩm định).

Năm là, quá trình thực hiện thẩm định đã xác định được trách nhiệm và

mối quan hệ phối hợp trong nội bộ Phòng Xây dựng văn bản QPPL, nội bộ Sở Tư pháp với nhau và với các cơ quan liên quan, thể hiện: Đối với một số dự thảo văn bản, bước đầu đã có sự phối hợp giữa các cán bộ của Phòng Xây dựng văn bản QPPL với nhau, với các phòng thuộc Sở, với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện thẩm định, vì vậy trong những trường hợp này đã phát huy được trí tuệ tập thể và thể hiện được tính chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện thẩm định, cụ thể: Khi thực hiện thẩm định một số dự thảo phức tạp, Sở đã tổ chức họp thẩm định giữa Lãnh đạo Sở với Lãnh đạo và các cán bộ của Phòng Xây dựng văn bản QPPL, Lãnh đạo và cán bộ của các phịng chun mơn khác thuộc Sở để trao đổi về dự thảo. Trường hợp vẫn chưa rõ ràng, thống nhất, sẽ giao cho Phòng Xây dựng văn bản QPPL liên hệ với cơ quan chủ trì soạn thảo để cùng làm việc với Sở Tư pháp (có khi cịn có cả sự tham gia của các Luật gia thuộc Hội Luật gia của tỉnh và các cán bộ dày dạn kinh nghiệm của các cơ quan liên quan) để bàn bạc, thống nhất về các nội dung của dự thảo.

2.2.2. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả to lớn như đã nêu ở trên, tuy nhiên, hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2010 (nhất là giai đoạn trước khi có Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP của Chính phủ) vẫn còn một số tồn tại, cụ thể:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 56)