đồng đều, ở một số thời điểm, đối với một số dự thảo văn bản chất lượng thẩm định còn chưa cao, nội dung thẩm định có khi mới chỉ dừng lại ở những vấn đề về mặt pháp lý chứ chưa thật sự mang ý kiến tư vấn sâu sắc về nội dung để giúp HĐND, UBND tỉnh trong việc thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng hoặc những vấn đề cịn có các ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo văn bản
QPPL. Việc có ý kiến về tính khả thi của dự thảo (mặc dù khơng phải là một yêu cầu bắt buộc nhưng đối với khơng ít dự thảo văn bản QPPL thì đây lại là vấn đề cực kỳ quan trọng- là yếu tố mang tính khẳng định “sức sống trong tương lai” của dự thảo khi đã được ban hành hoặc thơng qua) cịn ở mức hạn chế, chưa được đề cập một cách thường xuyên (ngoài một số trường hợp cơ quan thẩm định biết chính xác về tính khả thi của dự thảo văn bản cịn lại đa số việc đưa ra ý kiến này còn khá chung chung, chưa rõ ràng, thiếu tính thuyết phục).
- Thứ hai, về thời gian thực hiện thẩm định đối với một số dự thảo còn
chậm so với quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và chương trình họp của UBND tỉnh. Do cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị thẩm định không bảo đảm thời hạn theo Luật định, UBND tỉnh yêu cầu thẩm định gấp nên khơng có thời gian để Sở Tư pháp nghiên cứu, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng toàn bộ nội dung của dự thảo, vì vậy chất lượng thẩm định và thời hạn thẩm định là khó có thể đáp ứng được.