Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 79)

- Điều kiện về cán bộ làm công tác thẩm định: Với tính chất đặc thù của

2.3.2. Những bài học kinh nghiệm

Từ thực tế hoạt động thẩm định của Sở Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh (do UBND tỉnh trình) và dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh trong thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, Sở Tư pháp cần kiên quyết không thực hiện thẩm định đối với

những hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo văn bản QPPL do cơ quan chủ trì soạn thảo chuyển đến mà thiếu các tài liệu theo quy định. Trường hợp này, chuyên viên được giao thực hiện thẩm định cần phải dự thảo công văn yêu cầu bổ sung hồ sơ đề xuất với Lãnh đạo Phịng Xây dựng văn bản QPPL trình Lãnh đạo Sở ký gửi cơ quan chủ trì soạn thảo yêu cầu bổ sung đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định. Thực tế cho thấy, có một số hồ sơ đề nghị thẩm định khi gửi đến Sở Tư pháp thiếu dự thảo tờ trình và bản tổng hợp ý kiến về dự thảo, Sở Tư pháp đã có văn bản yêu cầu bổ sung các tài liệu còn thiếu để thực hiện thẩm định, khi đó cơ quan chủ trì soạn thảo mới tiến hành lấy ý kiến về dự thảo (cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản) và xây dựng dự thảo tờ trình. Kết quả sau khi lấy ý kiến, có rất nhiều nội dung trong dự thảo mà cơ quan chủ trì soạn thảo đã gửi cho Sở Tư pháp phải loại ra vì khơng đủ căn cứ pháp lý và khơng có tính khả thi (do các đối tượng

đóng góp ý kiến đã chứng minh một cách rõ ràng, thuyết phục về mặt pháp lý cũng như thực tiễn của vấn đề). Vì vậy, trong những trường hợp này thì việc yêu cầu bổ sung đầy đủ hồ sơ rồi mới thực hiện thẩm định đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định.

Hai là, chú trọng phát huy sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong quá

trình thực hiện thẩm định dự thảo văn bản QPPL: Do kinh phí dành cho hoạt động thẩm định rất hạn chế, trong khi đó đối với những dự thảo văn bản QPPL có nội dung phức tạp, mang tính chun ngành cao thì địi hỏi phải có ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia tham gia vào việc thẩm định. Đối với những trường hợp này, Sở Tư pháp đã vận dụng quy định tại khoản 2, Điều 21 Nghị định số 91/2006/NĐ- CP của Chính phủ (u cầu cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thơng tin, tài liệu cần thiết liên quan đến dự thảo; thuyết trình về dự thảo) để yêu cầu cơ quan chủ trì giải thích, làm rõ

những nội dung chưa cụ thể tại dự thảo. Trường hợp cơ quan soạn thảo thực hiện được thì họ có thể trao đổi trực tiếp hoặc gửi văn bản cho Sở Tư pháp, trường hợp họ không nắm được thì Sở Tư pháp có thể đề nghị tổ chức họp mời các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, nhà khoa học để tham gia ý kiến vào dự thảo rồi tổng hợp thành văn bản gửi Sở Tư pháp.

Ba là, Quá trình thực hiện thẩm định cho thấy, muốn hoạt động thẩm

định đạt hiệu quả thì cần phải có những phương thức để nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản QPPL từ giai đoạn soạn thảo. Chính vì vậy, ngay từ khi tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản QPPL, đối với những dự thảo khơng có căn cứ ban hành hoặc những dự thảo có nhiều nội dung khơng phù hợp quy định pháp luật, khơng có tính khả thi, khi gửi văn bản tham gia ý kiến, Sở Tư pháp đồng thời gửi một bản cho UBND tỉnh (có ghi để báo cáo). Việc làm này, trên thực tế đã phát huy hiệu quả: Cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiếp thu các ý kiến tham gia của Sở Tư pháp để chỉnh lý dự thảo và gửi đề nghị thẩm định. Do đó, đây có thể coi là bước “tiền thẩm định” nên khi thực hiện thẩm

định đối với những dự thảo này thường không mất thời gian, cơng sức nhưng lại đạt chất lượng (vì khi tham gia ý kiến, do khơng bị giới hạn về thời gian nên Sở Tư pháp có thời gian nghiên cứu kỹ và đã phát biểu ý kiến đối với các nội dung của dự thảo tại văn bản tham gia ý kiến).

Bốn là, có các biện pháp để bảo đảm cho kết quả thẩm định được thực

hiện: Thực tế ở Vĩnh Phúc cho thấy có trường hợp khi có kết quả thẩm định của Sở Tư pháp đối với dự thảo văn bản QPPL, cơ quan chủ trì soạn thảo đã khơng tiếp thu hay tiếp thu khơng đầy đủ hoặc có trường hợp gửi đề nghị thẩm định một dự thảo nhưng khi trình lại trình UBND một dự thảo khác so với dự thảo đã gửi Sở Tư pháp thẩm định. Để hạn chế tình trạng này, khi gửi báo cáo thẩm định dự thảo văn bản QPPL, Sở Tư pháp đã photo cả dự thảo văn bản đã được thực hiện thẩm định (có đóng dấu giáp lai của Sở Tư pháp vào báo cáo thẩm định và dự thảo văn bản QPPL) rồi gửi cho cơ quan chủ trì soạn thảo một bộ, gửi cho UBND tỉnh một bộ (có ghi để báo cáo). Việc làm này đã góp phần rất quan trọng trong việc hiện thực hóa kết quả thẩm định (trong khi chưa có chế tài cho việc không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ ý kiến thẩm định), với cách làm này trong trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo khơng tiếp thu, tiếp thu khơng đầy đủ hoặc có muốn trình UBND dự thảo khác cũng khơng được. Ngồi ra, công việc này cũng giúp UBND tỉnh nắm được việc tiếp thu của một số cơ quan chủ trì soạn thảo đối với ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp, từ đó có những chấn chỉnh trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chủ trì soạn thảo tại cuộc họp thơng qua dự thảo của UBND tỉnh hoặc phê bình trong cuộc họp sơ kết, tổng kết của UBND.

Năm là, cho đến nay Bộ Tư pháp vẫn chưa xây dựng được hệ cơ sở

dự liệu phục vụ cho hoạt động thẩm định, chính vì vậy đã gây nhiều khó khăn cho Sở Tư pháp trong quá trình tìm tịi, tra cứu các văn bản QPPL làm căn cứ ban hành hoặc những văn bản QPPL liên quan đến nội dung dự thảo

để phục vụ hoạt động thẩm định, đặc biệt là giai đoạn trước đây (để tìm được đầy đủ các văn bản liên quan phục vụ việc thẩm định một dự thảo có khi mất từ một đến hai ngày vì số lượng cơng báo là rất lớn, việc sắp xếp khơng khoa học, nhiều khi cịn bị thất lạc). Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, trong q trình thực hiện thẩm định, Sở Tư pháp đã sử dụng các trang Web điện tử như google.com.vn, Luật Việt Nam, Chính phủ.vn, Thư viện pháp…như là một công cụ đắc lực và hữu hiệu để phục vụ hoạt động thẩm định. Mặc dù tính pháp lý chưa cao, nhưng việc sử dụng các trang Web này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho Sở Tư pháp trong việc rút ngắn thời gian để tìm các văn bản liên đến dự thảo khi thực hiện việc thẩm định.

Chương 3

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w