Yêu cầu của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 40)

- Bản tổng hợp ý kiến tham gia dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị; Các tài liệu có liên quan.

1.3.1. Yêu cầu của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1.3.1. Yêu cầu của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạmpháp luật pháp luật

Do vai trò quan trọng của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL trong quy trình xây dựng, ban hành pháp luật như đã phân tích ở trên nên hoạt

động thẩm định luôn được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp, được Bộ Tư pháp khẳng định trong Chương trình cơng tác trọng tâm hàng năm. Chính vì vậy, hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL ln địi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Một là, hoạt động thẩm định luôn phải thể hiện rõ quan điểm, chính

kiến: Do tính chất của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL là việc xác định những nội dung phù hợp và không phù hợp, đồng thời đưa ra hướng chỉnh sửa để bảo đảm chất lượng của một dự thảo văn bản QPPL nên trong q trình thực hiện thẩm định cần phải có quan điểm rõ ràng về các nội dung thẩm định. Những quan điểm, chính kiến này phải được chứng minh bằng những lập luận có căn cứ, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng để bảo đảm ý kiến thẩm định có giá trị thiết thực về mặt pháp lý cũng như thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng dự thảo văn bản QPPL, góp phần vào việc nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật.

- Hai là, bảo đảm chất lượng của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản

QPPL: Để việc thẩm định đạt chất lượng thì cơ quan thẩm định phải tổ chức nghiên cứu, xem xét toàn bộ nội dung dự thảo và các quy định pháp luật liên quan nhằm phát hiện và loại bỏ những quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa nội dung dự thảo với hệ thống pháp luật, góp phần loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản QPPL. Ngoài ra, cần chú trọng hơn nữa trong việc đưa ra ý kiến đánh giá về tính khả thi của dự thảo văn bản; có cách thức khuyến khích những điểm mới mang tính đột phá của các dự thảo văn bản QPPL; tập trung mạnh vào các lĩnh vực đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư, kinh doanh, góp phần tích cực trong việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh nói riêng, của cả nước nói chung.

- Ba là, cần phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động thẩm định: Để có

q trình thực hiện thẩm định đối với một dự thảo văn bản QPPL (đặc biệt là đối với những dự thảo có nội dung phức tạp, mang tính chun ngành, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp), Sở Tư pháp cần phải phát huy trí tuệ tập trung của tập thể trong quá trình thực hiện thẩm định nhằm thu hút sự tham gia của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực mà dự thảo văn bản QPPL dự kiến điều chỉnh. Ngồi ra, cơ quan chủ trì soạn thảo phải mời cơ quan thẩm định tham gia ngay từ quá trình soạn thảo văn bản; đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thẩm định và cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL thì hiệu quả thẩm định dự thảo văn bản QPPL mới được nâng cao.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của sở tư pháp tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w