2.1 Tổng quan về hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam
2.1.3 Cơ chế phòng chống rửa tiền tại ViệtNam
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Nhóm Châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) nên phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ thành viên của APG như phải thực hiện 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ khủng bố của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
Năm 2008, APG tiến hành đánh giá cơ chế phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố của Việt Nam theo 40+9 của FATF. Kết quả đánh giá cho thấy, mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong cơng tác PCRT và chống tài trợ khủng bố, song mức độ tuân thủ và thực hiện các khuyến nghị mà FATF đề ra còn nhiều hạn chế.
Vấn nạn rửa tiền trở thành vấn đề nhức nhối của toàn thế giới, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Đáp ứng yêu cầu thực tế trong nước địi hỏi sự phối hợp cơng tác và trao đổi thông tin giữa các Bộ, Ban, Ngành và để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế. Ngày 13/04/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 470/QĐ-TTG về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền, là tổ chức phối hợp liên ngành giúp
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều hành hoạt động giữa các Bộ, ngành trong cơng tác phịng chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền
Thứ nhất là giúp Thủ tướng chính phủ trong việc xây dựng các chiến lược, chủ trương, các chính chính sách, kế hoạch cũng như đề ra các cơ chế, giải pháp phòng chống rửa tiền phù hợp với thực trạng Việt Nam, tuân thủ theo đúng thơng lệ quốc tế.
Thứ hai làgiúp Thủ tướng chính phủ cơng tác chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá cơng tác phịng chống rửa tiền.
Thứ ba là giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về việc chống rửa tiền(APG) và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ 40+9 Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền(FATF). Đảm bảo Việt Nam tuân thủ các huyến nghị của FATF, APG.
Thứ tư là đảm bảo sự phối hợp ăn ý giữa các lực lượng nịng cốt trong cơng tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, chương trình, biện pháp chống tài trợ cho khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ năm là duyệt, xem xét các báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện cơng tác phịng, chống rửa tiền theo từng thời kỳ và khi Thủ tướng chính phủ yêu cầu.
Thứ sáu là giúp Thủ tướng chính phủ nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phịng, chống rửa tiền phù hợp từng thời kỳ, đảm bảo cơng tác phịng chống rửa tiền luôn sát sao và phù hợp với thực tiễn.
Thứ bảy là song song thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ phân cơng.
Cục phịng chống rửa tiền được thành lập theo quy định tại điều 14 Nghị định của Chính phủ về phịng, chống rửa tiền. Cục phòng, chống rửa tiền là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN. Chức năng chính là thu nhận, phân tích và chuyển giao thơng tin cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhiệm vụ của Cục phòng chống rửa tiền:giúp cho Thống đốc xây dựng các văn bản, các chiến lược, các chương trình, các dự án, đề án liên quan đến cơng tác phịng chống rửa tiền, trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành; thực hiện các biện pháp phịng, chống rửa tiền; bên cạnh đó là tham mưu, giúp các cấp vấn đề hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền; vai trò của cục phòng chống rửa tiền còn là nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ hoa học kỹ thuật trong cơng tác phịng chống rửa tiền để có thể đạt hiệu quả cao nhất; việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, tiếp nhận, quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài; tổng hợp và báo cáo các báo cáo kết quả giao dịch của các NHTM theo quy định pháp luật; làm đầu mối giúp việc cho NHNN thực hiện các nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền được thành lập theo Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 13/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ.