Hồn thiện Luật phịng chống rửa tiền theo tiêu chuẩn quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 72)

3.3 Các kiến nghị Chính phủ và NHNN

3.3.1.1 Hồn thiện Luật phịng chống rửa tiền theo tiêu chuẩn quốc tế

Việt Nam đã ban hành Luật phòng chống rửa tiền vào ngày 18/06/2012 và hiệu lực chính thức vào ngày 01/01/2013, điều đó nhằm nâng cao uy tín của Việt Nam, tránh tâm lý e ngại cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài. Một số điều xin kiến nghị với Luật phòng chống rửa tiền:

Thứ nhất là đối với người thân của người có chức vụ: Cần bổ sung thêm trong

điều 7 về lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho người thân thành lập doanh nghiệp để rửa tiền.

Thứ hai là về khía cạnh ngân hàng: Báo cáo giao dịch đáng ngờ và giao dịch có

giá trị lớn nên giao cho NHNN quy định phù hợp với tình hình kinh tế từng thời điểm, tuy nhiên NHNN nên có cơng văn mật gửi từng NHTM, tổ chức tín dụng quy định tránh tình trạng cơng bố cơng khai để tội phạm lợi dụng, cần bổ sung thêm giao dịch chuyển khoản số tiền cụ thể là bao nhiêu.

Thứ ba là cần có sự phối hợp đồng bộ Luật chống rửa tiền với các luật khác: Cụ

thể là Luật hình sự đã quy định cụ thể số tiền, tài sản bao nhiêu thì được xem là phạm tội để xử lý hình sự, bên cạnh đó cũng cần quy định mức thưởng cụ thể đối với người có cơng phát hiện ra các hành vi rửa tiền.

Luật phòng chống rửa tiền cần thể hiện được nội dung 49 khuyến nghị của FATF, khuyến nghị của APG đánh giá về cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam, đồng thời phải đảm bảo chủ quyền quốc gia, không gây cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)