Phát triển phần mềm tin học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)

3.2 Các giải pháp phòng chống rửa tiền ở các NHTMVN

3.2.2 Phát triển phần mềm tin học

Các NHTM cần chú trọng việc nâng cấp phần mềm tin học tại đơn vị mình. Tuy các ngân hàng đều có màn hình quản lý khách hàng, nhưng chỉ mang tính chung khái qt về khách hàng, khơng có phần mềm để cảnh báo cụ thể hay chặn những khách hàng nằm trong ‘danh sách nghi vấn’. Các ngân hàng hiện nay chỉ chú trọng nâng cao phần mềm giao dịch, quản lý khách hàng…, hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế về tài chính để có thể tiếp cận phần mềm hiện đại chống rửa tiền có hiệu quả.

Hệ thống phịng chống rửa tiền cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

Thứ nhất là lọc giao dịch theo danh sách đen bao gồm các tiêu chuẩn sau:quản lý danh sách đen chính thống quốc tế; quản lý danh sách nội địa(do NHNNVN cung cấp); hỗ trợ danh sách riêng của ngân hàng, ngân hàng có thể tạo nhóm các danh sách, hỗ trợ loại điện SWIFT; tích hợp lọc giao dịch thanh tốn nội địa; chức năng

tìm kiếm thủ cơng, quản lý thơng tin liên quan đến danh sách đen, xử lý khi phát hiện ra giao dịch, khách hàng có liên quan đến danh sách đen; quy trình xử lý khi phát hiện giao dịch vi phạm.

Thứ hai là có thể đánh giá rủi ro khách hàng và hiểu biết khách hàng: lọc thông

tin khách hàng, ngân hàng đại lý; bổ sung thông tin khách hàng; xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro rửa tiền của khách hàng; hệ thống tự động phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro; hỗ trợ cơ chế ‘đánh giá lại rủi ro hàng ngày’; quy trình xử lý riêng biệt cho các khách hàng có mức độ rủi ro cao; quy trình phê duyệt với các giao dịch nhạy cảm, khách hàng rủi ro cao thì phải phê duyệt 2 lần; bên cạnh đó là chức năng hỗ trợ khả năng đánh giá khách hàng định kỳ quy định của ngân hàng.

Thứ ba là giám sát giao dịch: phần mềm phải có chức năng cung cấp các bộ quy

tắc cơ bản của ngân hàng để nhận biết các giao dịch đáng ngờ; phần mềm có sẵn các kịch bản cụ thể, ngân hàng có thể sử dụng có sẵn hay thêm bớt số lượng kịch bản mà hệ thống hỗ trợ và loại bỏ các quy tắc không phù hợp với ngân hàng; tham số hóa kịch bản phịng chống rửa tiền, xác định mức độ rủi ro(trọng số rủi ro) cho từng kịch bản; theo dõi thói quen giao dịch; phân tích hành vi giao dịch của khách hàng; các chức năng phân tích liên kết giữa các thơng tin: tài khoản khách hàng và giao dịch để hỗ trợ cán bộ phân tích mối liên hệ giữa giao dịch, tài khoản và khách hàng một cách chính xác nhất; kiểm tra lại dữ liệu đã chính xác chưa trước khi thực hiện giám sát, phân tích giao dịch; ghi nhận, lưu lại nhật ký các thao tác xử lý cảnh báo của giao dịch viên; liên kết thông tin trong giao dịch đáng ngờ để cán bộ phân tích có thể click vào các giao dịch liên kết để xem chi tiết; hỗ trợ báo cáo theo tinh thần quy định hiện nay là Nghị định 74/2005 và Thông tư 22/2009 của NHNN; hệ thống cũng cần có lưu nhật ý hoạt động của giám sát viên; hệ thống có sẵn phân hệ báo cáo để báo cáo giao dịch: tuân thủ, giao dịch, quản lý; hệ thống hỗ trợ quản lý phân quyền, một người có thể thao tác với hệ thống theo từng role mà mình được cấp.

3.2.3 Báo cáo giao dịch đáng ngờ

Hiện nay theo quy định NHNN đối với giao dịch tiền mặt thông thường là 200 triệu, giao dịch tiền gửi tiết kiệm là 500 triệu, số lượng mỗi ngày ngân hàng báo cáo cho Cục phòng chống rửa tiền là rất lớn, và thật sự với tình hình tiền đồng mất giá như hiện nay, có nên xem xét, ước tính lại số tiền cần và nên báo cáo cho NHNN hay không? Xin đề cập một số dấu hiệu nhận biết giao dịch đáng ngờ như sau:

Dấu hiệu định lượng:

Giao dịch trên tài khoản mới mở: tài khoản cá nhân mở chưa từng thực hiện

giao dịch, có số tiền từ 5 tỷ đồng hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên chuyển vào và được rút ra trong vịng 1 ngày; pháp nhân khơng thực hiện giao dịch trong một thời gian dài(khoảng 12 tháng) trên tài khoản mình kể từ khi mở, doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài khoản nước ngoài dưới tên pháp nhân hoặc thể nhân nước ngồi.

Mục đích mở tài khoản khơng rõ ràng: trong khoảng thời gian 10 ngày, khách

hàng mở và đóng tài khoản tiền gửi thanh tốn ít nhất 2 lần; khi cá nhân hay tổ chức hướng dẫn từ 10 người trở lên đến mở tài khoản mà khơng nói rõ mục đích mở tài khoản hay mục đích mở tài khoản khơng phù hợp với thực tế thì nhân viên giao dịch với khách hàng cần hỏi rõ khách hàng như tài khoản được mở để nhận tiền hay chuyển tiền đi, nhận hay chuyển tiền trong nước hay nước ngoài, nhân viên gắn cờ báo trên tài khoản khách hàng vừa mở, gắn trên mã khách hàng nội dung cảnh báo giao dịch đáng ngờ, báo cáo trưởng đơn vị hay nhân viên phòng chống rửa tiền tại đơn vị các trường hợp trên.

Khi cá nhân hay tổ chức giới thiệu cho ngân hàng các cá nhân hay tổ chức đến gửi tiềncó giá trị từ 2 tỷ đồng hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và đề nghị ngân hàng chi tiền hoa hồng.

Thời hạn hiệu lực của Visa dưới 30 ngày: khách hàng cá nhân nhập cảnh vào

dịch trên tài khoản với số tiền từ 10 tỷ đồng hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương trở lân.

Khách hàng thực hiện nộp tiền, chuyển khoản và rút tiền( với số tiền ít nhất là

200 triệu đồng hay ngoại tệ có giá trị tương đương cho mỗi lần giao dịch) được thực hiện từ 6 lần trở lên giữa 2 tài khoản trong cùng 1 ngày.

Doanh số giao dịch lớn: khách hàng có doanh số giao dịch mỗi lần từ 5 tỷ trở

lên, duy trì số dư rất ít, đúng bằng theo quy định của ngân hàng và điều này được thể hiện từ 3 lần trở lên trong 1 tuần.

Bên cạnh các dấu hiệu định lượng, xin đề cập một số dấu hiệu định tính sau:

Hành vi, thái độ khi khách hàng giao dịch với ngân hàng: Khách hàng che giấu

hay lẩn tránh, e ngại khi giao dịch với nhân viên ngân hàng: ăn mặc, trang điểm, đeo khẩu trang, mang kính mát bản to, thái độ nóng vội khơng bình tĩnh khi giao dịch; lúng túng khi được yêu cầu các thông tin như thông tin người thụ hưởng, người huyển tiền, số điện thoại liên lạc.

Khách hàng đề nghị chia hoa hồng trên số tiền gửi hay các lợi ích khác cho nhân viên khi giao dịch với điều kiện là không trả lời các câu hỏi trên, yêu cầu nhân viên giao dịch nhanh chóng.

Thái độ lẩn tránh, khơng làm theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng: Khách

hàng từ chối cung cấp các thông tin về bản thân hay người thụ hưởng chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, mâu thuẫn trong nội dung trả lời khi được yêu cầu trả lời các câu hỏi trên. Khách hàng cố tình khơng điền đầy đủ, khơng đúng, khơng cung cấp đủ các chứng từ cần để giao dịch, cố gắng thuyết phục nhân viên thực hiện giao dịch cho mình, dù được u cầu ghi đầy đủ, chính xác nội dung theo mẫu giao dịch nhưng khách hàng vẫn né tránh việc điền thông tin.

Giấy tờ cá nhân của khách hàng thay đổi: Thơng tin cá nhân khách hàng thay

các bên có liên quan đến giao dịch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng khơng chính xác, khơng đầy đủ, nhất qn.

Trên đây là một số dấu hiệu nghi ngờ, các ngân hàng khi nghi ngờ hoặc có những căn cứ hợp lý nghi ngờ về những nguồn tiền chảy vào ngân hàng, cần báo cáo những nghi ngờ của mình cho Cục phịng chống rửa tiền. Nhân viên ngân hàng cần đề cao cảnh giác, thông báo cho người được giao quyền phòng chống rửa tiền tại đơn vị, cần lưu ý là khơng thơng báo trong bất kỳ tình huống nào để khách hàng biết hành vi của mình đã được báo cáo lên cơ quan chức năng. Từ thời điểm sau khi báo cáo, ngân hàng phải tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)