Hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 50)

2.3 Đánh giá hoạt động phòng chống rửa tiền tại các NHTMVN

2.3.2.1 Hành lang pháp lý

Vấn đề phịng chống rửa tiền đã được Chính phủ Việt Nam quan tâm từ sớm, tuy nhiên các văn bản pháp lý của Việt Nam như điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 1999, điều 19 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Nghị định của Chính phủ về phòng chống rửa tiền năm 2005. Tuy nhiên, các quy định này chưa rõ ràng, nhiều quy định chưa được cụ thể hóa trong hoạt động của các cơ quan pháp luật nên chưa phát huy được năng lực và thẩm quyền của các cơ quan thi hành luật.

Bộ Luật Hình sự điều 251 đã quy định xử lý hành vi rửa tiền với tội danh hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, đến ngày 18/06/2012 Luật phòng chống rửa tiền mới được ban hành và đến ngày 01/1/2013 mới bắt đầu có hiệu lực. Trong thời gian qua, Nghị định 74 và Thông tư 22 được sử dụng nhiều nhất trong cơng tác phịng chống rửa tiền nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phịng, chống rửa tiền được Chính phủ ban hành ngày 07/6/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2005 (Nghị định 74). Qua 06 năm thực hiện, Nghị định 74 đã có những đóng góp quan trọng trong cơng tác phịng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Nghị định đã bộc lộ một số bất cập, thiếu sót cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống rửa tiền ở Việt Nam, góp phần minh bạch hóa nền tài

Một số bất cập của Nghị định.

- Nghị định 74 chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

- Đối tượng phải báo cáo giao dịch đáng ngờ: Đối tượng có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 6 Nghị định 74 chưa bao gồm tổ chức hành nghề cơng chứng, kế tốn viên hành nghề độc lập, tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả, cá nhân có ảnh hưởng chính trị…

- Các biện pháp phòng, chống rửa tiền: Các khái niệm, biện pháp quy định tại Nghị định 74 và phạm vi triển khai thực hiện vẫn cịn bó hẹp và chưa đáp ứng được u cầu phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm rửa tiền nói riêng.

- Về đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.Hiện tại, các quy định tại Nghị định 74 chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, tạo tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngồi, cũng như gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức Việt Nam kinh doanh tại nước ngoài.

- Đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế. Nội dung của Nghị định 74 chưa

nội luật hóa được các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, cũng như chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Việt Nam cần phải xem phòng, chống rửa tiền là một phần của thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời phải tăng cường quản lý vĩ mô và phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)