3.3 Các kiến nghị Chính phủ và NHNN
3.3.2.2 Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên các NHTM
NHNN cần quản lý, giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền tại từng ngân hàng, có hình thức thưởng phạt phân minh. Thiết nghĩ mỗi năm NHNN nên đặt một chuẩn mực nhất định cho mỗi NHTM chẳng hạn như: vấn đề báo cáo đúng tiến độ, có sự phân tích cụ thể đối với những giao dịch đáng ngờ, các khách hàng ‘đặc biệt’, riêng người trực tiếp phát hiện giao dịch, thưởng nóng bằng tiền mặt, giấy khen, cơng khai trên tồn hàng tên ngân hàng, tên nhân viên được khen thưởng. Đối với các ngân hàng khơng tn thủ quy trình phịng chống rửa tiền của NHNN, cần có một số giải pháp cụ thể sau:
Các NHTM không tuân thủ các quy định NHNN về thành lập hệ thống phòng chống rửa tiền tại ngân hàng như: Các NHTM không thành lập hệ thống kiểm soát
nội bộ chống rửa tiền, bộ phận chống rửa tiền hoặc không tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ, nhân viên về công tác chống rửa tiền theo quy định, NHNN sẽ yêu cầu các NHTM thực hiện các nghĩa vụ đó trong thời hạn nhất định; có văn bản nhắc nhở
đối với ngân hàng đó, trong trường hợp nghiêm trọng, có quyền ra quyết định xử lý kỉ luật người đứng đầu: Tổng giám đốc, Trưởng ban phòng chống rửa tiền tại Hội sở.
Các NHTM không thực hiện theo yêu cầu NHNN về khách hàng như: Không
thực hiện nghĩa vụ nhận biết khách hàng; không thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về các giao dịch đã thực hiện; không thực hiện việc báo các các giao dịch số lượng lớn và các giao dịch đáng ngờ; cố tình thực hiện giao dịch đối với các tài khoản ẩn danh, vô danh hoặc với các khách hàng khơng có giấy tờ chứng minh danh tính của họ; vi phạm các quy định về bảo mật, tiết lộ thông tin; từ chối, ngăn cản công tác kiểm tra, điều tra chống rửa tiền, từ chối cung cấp hoặc cố ý cung cấp các tài liệu sai sự thật khi có u cầu thì NHNN cho phép NHTM sửa chữa các sai phạm đó trong thời hạn nhất định; trong trường hợp nghiêm trọng xử phạt một số tiền cụ thể đối với ngân hàng và cá nhân chịu trách nhiệm chống rửa tiền tại đơn vị đã làm sai: trưởng ban phòng chống rửa tiền, nhân viên chịu trách nhiệm chống rửa tiền tại Hội sở, chi nhánh, phịng giao dịch.
Các hình thức xử lý kỷ luật: Đối với cơng tác phịng chống rửa tiền gây hậu quả
nghiêm trọng, NHNN đưa ra quyết định xử lý kỉ luật, hoặc cách chức và cấm tham gia vào cơng tác quản lí kinh tế, tài chính theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu (Tổng giám đốc), nhân viên quản lý cấp cao ( Trưởng ban phòng chống rửa tiền tại ngân hàng) và các nhân viên có trách nhiệm trực tiếp khác của ngân hàng. Riêng đối với ngân hàng khơng được mở chi nhánh, phịng giao dịch trong 1 năm. Trong trường hợp các vi phạm nghiêm trọng và cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng quý, hàng tháng NHNN thành lập đoàn thanh tra kiểm tra tại các ngân hàng tình hình thực hiện phịng chống rửa tiền.
NHNN có được số liệu toàn hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin báo cáo Chính phủ theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và khi được yêu
cầu; chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện báo cáo phương thức, cách thức rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.
Để thực hiện công việc thanh tra, giám sát các NHTM đạt hiệu quả cao, NHNN giữ vai trị chủ trì thực hiện cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ của NHNN, NHTM Việt Nam trong việc phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng. NHNN giữ vai trò trung tâm, làm đầu mối cho các NHTM thường xuyên trao đổi thơng tin về phịng chống rửa tiền.