3.3 Các kiến nghị Chính phủ và NHNN
3.3.2.4 Hạn chế tình trạng đơ la hóa trên thị trường
Để hạn chế tình trạng đơ la hóa trên thị trường, NHNN có thể tiến hành các giải pháp sau:
Khách hàng có nhu cầu về ngoại tệ: Có chủ trương bán ngoại tệ cho người dân
có nhu cầu chính đáng khi đi du học, chữa bệnh, cơng tác, căn cứ vào thực tế chi phí phát sinh chữa bệnh hay các chi phí học tập, chi phí cơng tác được xuất trình bằng giấy tờ xác thực, theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm, tránh tình trạng bán q ít hay q nhiều, khi nhu cầu người dân cao phải mua USD trên thị trường chợ đen. Thu phí đối với hoạt động mua bán ngoại tệ tại NHTM, có biểu phí nhất định do NHNN ban hành.
Chất lượng dịch vụ ngân hàng: cần nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân
hàng, mở rộng thêm các tiện ích gắn với việc giao dịch bằng VND như dịch vụ thẻ, điểm thanh toán.
Để hạn chế việc sử dụng lãi suất để cạnh tranh huy động USD: NHNN cần
nghiên cứu đưa ra các cơ chế là không huy động hay cho vay bằng USD, mà chuyển sang mua bán USD. Cần có chính sách phạt nặng các NHTM khi khơng tuân thủ theo quyết định của NHNN.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Tình trạng đơ la hóa phát sinh do thi hành pháp
luật về ngoại hối không nghiêm, NHNN cần phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan cùng nhau hoàn thiện pháp luật, cần phải thực thi pháp luật nghiêm minh.
Ý thức người dân: Cần nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp trong việc nắm giữ USD, thu hút triệt để lượng kiều hối vào Ngân hàng, người dân bán USD với số lượng lớn thì được mua với một mức giá cao hơn./.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.
Chương 3 nêu lên các kiến nghị phòng chống rửa tiền tại NHTM thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng chính sách nhận biết, xác nhận, hiểu rõ nhu cầu khách hàng thông qua các hoạt động từ giao dịch, huy động, thanh tốn quốc tế, tín dụng, cơng tác thanh tra kiểm tra, giám sát, chú trọng đến lực lượng nhân viên làm
việc tại các ngân hàng, phần mềm tin học cũng như ban phịng chống rửa tiền tại từng ngân hàng….
Thơng qua định hướng, mục tiêu trong cơng tác phịng chống rửa tiền của Đảng và Nhà nước ta, có thể thấy Đảng và Nhà nước rất xem trọng tầm quan trọng cơng tác phịng chống rửa tiền. Bên cạnh đó, đặc thù nước ta sử dụng tiền mặt, việc phòng chống rửa tiền ngày càng khó khăn, phức tạp, bọn tội phạm ngày càng tinh vi, do đó luận văn cũng nêu lên những kiến nghị về phía Nhà nước và NHNN, do cơng tác phịng chống rửa tiền không chỉ diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng mà còn nhiều lĩnh vực như bất động sản, chứng khốn…nên cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành liên quan mới có thể đạt được hiệu quả cao như mong muốn của Đảng và Nhà nước ta xây dựng một nền kinh tế vững mạnh.
KẾT LUẬN.
Cơng tác phịng chống rửa tiền là mối quan tâm của tất cả các nước trên thế giới, các nước đều đề cao cơng tác phịng chống rửa tiền, có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về kỹ thuật cũng như chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn của các nước đi trước.
Hiện nay Việt Nam vẫn bị đánh giá là một nước có biện pháp kiểm sốt tiền tệ yếu kém, là mảnh đất màu mỡ của tội phạm rửa tiền, đặc biệt là ngành ngân hàng dễ dàng trở thành đích nhắm đến của bọn tội phạm rửa tiền, bởi tiền đưa vào ngân hàng sẽ trở thành tiền có nguồn gốc minh bạch. Do đó luận văn nêu lên thực trạng phịng chống rửa tiền tại các NHTM, các thành quả đạt được, mặt hạn chế và những nguyên nhân trong công tác phịng chống rửa tiền tại các NHTM. Từ đó luận văn nêu các giải pháp phòng chống rửa tiền tại các NHTM, đồng thời nêu lên kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước, NHNN nhằm nâng cao việc phòng chống rửa tiền tại Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng.
Luân văn được thực hiện dựa trên sự tham khảo các tài liệu, tạp chí, sách báo về cơng tác phịng chống rửa tiền ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên do sự hạn chế trong việc tiếp cận về tài liệu, kiến thức có hạn nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của Quý thầy cô và các anh chị quan tâm để luận văn được hoàn chỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
1/Văn Tạo và Kim Anh, 2010. Phòng chống rửa tiền: kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 01/2010, [online]< http://www.sbv.gov.vn>[ 9 tháng 02 năm 2010]
2/ Vương Tịnh Mạch, 2009. Phòng chống rửa tiền tai Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nội san kinh tế – Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, [online]<http://www.kienthucluat.vn>[ 14 tháng 07 năm 2009]
3/ Trần Thị Tố Nga, 2006. Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4/ Đặng Cơng Hồn, 2011. Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam: Nhìn từ cơ sở thực tiễn. Tạp chí ngân hàng, số 17/2011, [online]. <http://www.sbv.gov.vn>.[2011].
5/ Phạm Huy Hùng, 2011. Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các NHTM ViệtNam. <http://www.sbv.gov.vn>.
6/ Nguyễn Thị Hồng, 2011. Đơ la hóa và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 5/2011, [online]. <http:// www.sbv.gov.vn>. [2011].
7/ Lê Xuân Hiền, 2010. Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
8/ Cục phịng chống rửa tiền, 2010. Chương trình đào tạo phịng chống rửa tiền dành cho cán bộ của các tổ chức tín dụng. Cơ chế phịng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Tháng 11 năm 2010.
9/ LA – NT. Tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố. <http://www.sbv.gov.vn >. [19 tháng 4 năm 2012].
10/ Nghị định của Chính phủ, 2005. Số 74/2005/NĐ-CP về phịng chống rửa tiền. Ngày 07 tháng 06 năm 2005.
11/ NHNN, 2009. Thông tư của NHNN số 22/2009/TT-NHNN. Ngày 17 tháng 11 năm 2009.
12/ NHNN, 2011. Thông tư số 41/2011/TT-NHNN hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ cơng tác phịng, chống rửa tiền. Ngày 15 tháng 12 năm 2011.
13/ NHNN, 2011. Bản thuyết minh chi tiết dự thảo luật phòng, chống rửa tiền. Hà nội, ngày 01 tháng 09 năm 2011.
14/ NHNNVN, 2011. Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền. Hà nội, ngày 07 tháng 09 năm 2011.
15/ Giải pháp và kinh nghiệm phịng chống rửa tiền qua ngân hàng.Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng.<http://www.sbv.gov.vn>. [14 tháng 06 2009].
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1/ Customer due diligence for bank. <http://www.bis.org/>. 2/ History of FATF. <http://www.fatf-gafi.org/> .
3/ Paul Allan Schott, Ngân hàng Thế giới, 2007. Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố. Lần 2. Nhà Xuất bản văn hóa thơng tin. Hà
PHỤ LỤC 1
Các vụ án rửa tiền tại Việt Nam thời gian qua.
Theo Cục Phịng chống rửa tiền thuộc NHNN Việt Nam, khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện, nhưng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền. Việt Nam chưa có vụ án rửa tiền nào bị khởi tố điều tra mà hành vi rửa tiền chỉ bị phanh phui, xử lý như một trong tổng thể các hành vi phạm tội của một vụ án. Bởi hoạt động rửa tiền diễn ra hết sức tinh vi, đa dạng, bọn tội phạm sử dụng các hoạt động nghiệp vụ kinh tế như tài chính, kế tốn, ngân hàng nên rất khó bị phát hiện. Lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol cũng đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thơng qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các NHTM để đồng bọn ở nước ngồi chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này.
Những hoạt động rửa tiền ở Việt Nam đã xuất hiện từ những năm 1990, điển
hình là vụ án bán 32 thư tín dụng (L/C) khống với tổng giá trị 304 triệu USD của Lê Giành - giám đốc Ngân hàng cổ phần Nam Thành. Mỗi L/C được thực hiện sẽ được hưởng 45% giá trị, trong đó lấy ngay là 10% cịn 35% sẽ được chuyển vào một tài khoản nước ngoài và được lấy ra sau 10 năm. Ngoài ra hoạt động rửa tiền cũng được biết đến qua hiện tượng hàng loạt các công ty trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng tun bố phá sản hoặc biến mất sau một thời gian ngắn hoạt động. Bọn tội phạm đã lợi dụng chính sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam để thực hiện các hoạt động rửa tiền của mình. Những khoản tiền thu được qua việc thanh lý tài sản không đủ so với số tiền đầu tư nhưng được khốc vỏ bọc hợp pháp do đây là tiền có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều nguồn lực nhưng cũng kéo theo nhiều yếu tố rủi ro và là một mảnh đất mới cho giới tội phạm rửa tiền. Nhiều lời chào hàng từ phía các cơng ty tài chính của Mỹ, Thuỵ Sĩ,
Nigiêria… đề nghị các doanh nghiệp phía Việt Nam cung cấp những hợp đồng khống và thư L/C ký chờ. Nếu phi vụ thành cơng, phía doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi đến 30-40% giá trị hợp đồng. Một hình thức nữa của việc rửa tiền đó là việc các cá nhân, tổ chức nước ngoài đề nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam vay những khoản tiền lớn với mức lãi suất ưu đãi trong một thời gian dài với đảm bảo bằng thư bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước Việt Nam.
Dưới đây xin trình bày một vài vụ điển hình xem như rửa tiền tại Việt Nam.
Vụ án rửa tiền tại Đà Nẵng.
Theo đó, vào đầu tháng 10/2008 lực lượng An ninh kinh tế công an Đà Nẵng đã nhận diện giao dịch bất thường và phá thành công vụ án rửa tiền xuyên quốc gia được xem là đầu tiên ở Việt Nam khi hai đối tượng người nước ngồi rửa tiền thơng qua hệ thống giao dịch qua ngân hàng.
Trước đó, cơng an Đà Nẵng đã bắt đầu theo dõi khi 1 người có quốc tịch Mozambique mở 2 tài khoản tại chi nhánh một ngân hàng thương mại ở Đà Nẵng. Ngay sau khi có tài khoản, lập tức có trên 4,1 tỷ đồng được chuyển vào và người này yêu cầu rút ngay bằng tiền mặt.
Qua xác minh, nguồn gốc số tiền (295.650 bảng Anh) mà đối tượng này làm thủ tục tiếp nhận là tiền đánh cắp từ 1 tài khoản mở tại ngân hàng nước ngồi, sau đó chuyển vào 1 tài khoản khác đã mở tại Ngân hàng thương mại chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Từ tài khoản này, số tiền trên tiếp tục được chuyển cho 2 đối tượng ở Việt Nam, gồm: Baggio Carlitos Linska (1971, quốc tịch Mozambique) có tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Đà Nẵng, với số tiền 4.175.000.000 đồng và Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Cơng Gơ) có tài khoản ở một ngân hàng TP.HCM với số tiền là 3.340.000.000 đồng.
Ngay sau đó, cơng an Đà Nẵng đã phối hợp với công an TP.HCM, công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và lực lượng Interpol bắt giữ Baggio Carlito Linska tại sân bay Tân
Sơn Nhất (TPHCM) khi đối tượng này chuẩn bị trốn sang Thái Lan và 1 đối tượng liên quan khác là Massamba Elvis (quốc tịch Mozambique).
Vụ án rửa tiền tại công ty xăng dầu Hàng không.
Ngày 27/5/2005, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ cho biết, con số bị can trong vụ án tham ô xảy ra tại Công ty Xăng dầu hàng không thuộc Tổng Công ty Hàng không VN đã lên đến 18 đối tượng. Điều đặc biệt của vụ án này là cơ quan điều tra đã phát hiện ra dấu vết của tội phạm rửa tiền.
Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, với thủ đoạn lập các chứng từ thanh toán khống tiền cước phí vận chuyển và hao hụt xăng dầu, các đối tượng đã tham ô khoảng 50 tỷ đồng và dùng số tiền này cùng nhau lập Công ty cổ phần Nam Vinh.
Năm 2001, bị can Đỗ Sĩ Huấn, khi ấy đang là Chánh Văn phịng Tổng Cơng ty Hàng khơng VN, 51 tuổi, đã xin nghỉ hưu sớm để làm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nam Vinh.
Tiếp đó, các đối tượng lập thêm Cơng ty cổ phần Dầu khí Đơng Xun (trực thuộc Cơng ty Nam Vinh) để xây dựng kho chứa xăng dùng cho máy bay và cho Công ty Xăng dầu hàng khơng... th lại! Nguồn tiền có được từ hành vi tham ô đã chuyển sang “tiền sạch” và sinh lợi.
Cơ quan điều tra đã u cầu Cơng ty cổ phần Dầu khí Đơng Xun bán kho và thu hồi tiền cho ngân sách được gần 40 tỷ đồng (đạt gần 80% so với tổng số 50 tỷ đồng bị thiệt hại). Đây là vụ án tham nhũng có số tiền thu hồi được lớn nhất từ trước đến nay.
Vụ án Lê Thị Phương Mai
Ngoài ra, trong một số vụ án khác, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện hành vi rửa tiền hoặc có dấu hiệu rửa tiền. Điển hình là vụ Việt kiều Lê Thị Phương Mai đầu tư tiền từ hoạt động ma tuý vào các dự án của Công ty Viet Can Resorts & Plannation Inc.
Theo hồ sơ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Lê Thị Phương Mai là nhân vật đã đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm quốc tế lớn tại Bắc Mỹ, hoạt động theo qui trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy đến rửa tiền.
Đầu năm 2004, trước khi bị FBI bắt khoảng 3 tháng, Mai cùng một số người khác dưới danh nghĩa người của Công ty Viet - Can Resorts & Plantation Inc., có trụ sở tại 857, Unit 1, Somerset St. WestOttawaOntarioCanada), đã về Việt Nam tìm "cơ hội đầu tư".
Mai đã xin phép đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê tại Dốc Lết, thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hịa.
Cùng lúc, Cơng ty Viet - Can Resorts & Plantation cũng lập một website trên mạng Internet để quảng bá dự án du lịch cùng một dự án khác ở tỉnh Lâm Đồng. Tháng 2/2004, UBND tỉnh Khánh Hồ có văn bản đồng ý về mặt chủ trương cho phép đầu tư khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 70 ha tại Dốc Lết. Dự án chưa kịp hồn thành thủ tục thì Mai bị bắt giữ.
Vụ án rửa tiền James Edmund Corbett.
Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và xác định ông James E.Corbett đã mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở TP.HCM. Chỉ riêng giai đoạn từ tháng 4.2004 đến tháng 7.2006, thông qua các tài khoản này, ông James E.Corbett đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngồi chuyển vào VN, sau đó lần lượt chuyển cho Cơng ty TNHH Sói Đất (TP.HCM), DNTN Ngun Phan (Bình Dương) và một số cơng ty ở nước ngồi. Hiện nay, Thanh tra của Cục Thuế TP.HCM và Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã tiến hành thanh tra làm rõ việc nhận tiền của hai doanh nghiệp nói trên.
Đáng lưu ý là trước đó, ngày 16.6.2006, qua kiểm tra, Thanh tra Sở Thương mại TP.HCM đã phát hiện ơng James E.Corbett có hành vi hoạt động thương mại trái phép trên lãnh thổ VN và đã xử phạt hành chính 15 triệu đồng.
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC THUỘC ĐỐI TƯỢNG CẢNH BÁO CỦA HĐBA LHQ
STT Tên tổ chức Các tên gọi khác Địa chỉ