2.3 Đánh giá hoạt động phòng chống rửa tiền tại các NHTMVN
2.3.3.3 Những lo ngại của các NHTM và người dân
Việc ban hành Nghị định 74, Thông tư 22 về phòng chống rửa tiền là một việc phải thực hiện theo cam kết quốc tế, nhưng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế và tạo tâm lý lo ngại cho người dân có tiền gửi tiết kiệm cũng như các doanh nghiệp, hệ quả có thể nhìn thấy trước là, thay vì gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi tiết kiệm thì người dân sẽ đầu tư vào vàng, đơla Mỹ hoặc nhà đất để bảo đảm bí mật, nguồn kiều hối gửi về nước vì thế cũng sẽ giảm đi nhanh chóng. Cịn các doanh nghiệp sẽ ưu tiên phương thức thanh tốn bằng tiền mặt để khỏi bị “nhịm ngó”mỗi khi giao dịch qua ngân hàng với giá trị lớn. Bản thân các NHTM cũng rất miễn cưỡng khi nghĩ tới chuyện phải tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong Nghị định, một phần vì lo ngại sẽ mất khách và tổng giá trị giao dịch của một khách hàng đạt 200 – 500 triệu đồng phải báo cáo là khối lượng vô cùng lớn. Yếu tố cạnh tranh và sợ mất khách hàng dẫn đến sự chưa tích cực của một số ngân hàng trong vấn đề triển khai phòng chống rửa tiền.
Phó giám đốc Học viện Ngân hàng, bà Tơ Kim Ngọc cho rằng cứ áp dụng theo đúng tinh thần Nghị định mà khơng tun truyền, giải thích thỏa đáng cho người dân thì điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng khi có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ tích trữ mua bất động sản hay vàng mà không gửi qua ngân hàng, họ lo ngại thông tin tiền gửi sẽ không được bảo mật. Do đó cần phải khẳng định cho người dân biết rằng nguyên tắc bí mật tiền gửi vẫn được bảo đảm, nghĩa là không ai được quyền tùy tiện nắm bắt những thông tin về tiền gửi của một khách hàng ở trên tài khoản nếu khơng có những cơ quan được pháp luật
quy định yêu cầu, các ngân hàng và trung tâm phịng chống rửa tiền đều phải có trách nhiệm bảo mật thơng tin và quyền lợi chính đáng của người gửi tiền…