2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các NHTMVN
2.2.1 Một số phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng đang diễn ra tại Việt
Nam.
Ngân hàng Thế giới đã đưa ra cảnh báo: Việt Nam đang trở thành mục tiêu của hoạt động rửa tiền vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế tốn và tìm hiểu
luồng chuyển tiền khơng chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch, thanh tốn trở nên khó khăn, dân số đơng, nằm cạnh các quốc gia có nhiều tội phạm nghiêm trọng và vấn nạn tham nhũng.
Phương thức rửa tiền đầu tiên của bọn tội phạm đối với hệ thống NHVN là việc qua mặt hệ thống kiểm sốt của các định chế tài chính và các ngân hàng bằng cách chia các khoản ngoại tệ ra thành nhiều các khoản nhỏ và sau đó chuyển dần ra nước ngoài. Một trong những nguồn gốc dẫn đến loại rủi ro này là hiện tượng
"đào hối" từ các hành vi rửa tiền của tội phạm trong nước và quốc tế.
Phương thức thứ hai là một số đối tượng nước ngoài dùng các chứng từ giả mở tài khoản tại các NHTMVN để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đã được NHNN Việt Nam khuyến cáo, rồi thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ ngân hàng nước ngoài gửi về. Sau khi các chủ tài khoản này thực hiện giao dịch
rút tiền, một thời gian sau NHTM nhận được thơng báo từ nước ngồi gửi về đề nghị thu lại số tiền đã bị rút với lý do giao dịch bị giả mạo. Công an Hà Nội cũng đã bắt giữ một trường hợp sử dụng hộ chiếu giả mở tài khoản để rút tiền tại các NHVN. Đó là tên Mussasa-Quốc tịch Dămbia. Mussasa nhập cảnh vào Việt Nam ngày 7/8/2005, có tất cả 9 hộ chiếu khác nhau và đã mở 4 tài khoản cá nhân tại các ngân hàng ở Hà Nội đã thực hiện rút tiền trót lọt tại ngân hàng nơng nghiệp với số tiền 35.000 euro và 13.200 USD.
Phương thức thứ ba đối tượng hay dùng để thực hiện rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng là lừa đảo tín dụng. Bọn tội phạm thường giả danh là các tập đoàn
hay các khách hàng nước ngoài đến các Ngân hàng đề nghị cho ngân hàng vay khoản tiền lớn với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường nhiều lần, thời gian vay dài hạn nhưng yêu cầu 'lại quả' cho bọn chúng một số lượng một khoảng 5- 10%. Hình thức này trên thế giới gọi là mượn tư cách pháp nhân của ngân hàng để rửa tiền. Nguồn gốc số tiền các đối tượng này cho vay là từ các nguồn tiền bất hợp pháp. Bọn chúng sẽ mượn danh nghĩa các NHVN chưa am hiểu về rửa tiền để tiến hành biến những đồng tiền bất hợp pháp thành tiền hợp pháp. Tại cuộc họp báo về
Nghị định Phòng chống rửa tiền trung tuần tháng 6/2005, Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thuý đã cho biết, cơ quan này đã xử lý một vài vụ người nước ngoài vào Việt Nam với ý định lừa đảo tín dụng. Năm 1998, một nhân vật người Đức vào ngân hàng Nơng Nghiệp xin mở tài khoản và nói rằng nếu được thì trong một tuần sẽ chuyển vào 100 triệu USD cho vay trong 30 năm với lãi suất ưu đãi là 2%/năm. Sau khi tìm hiểu mới biết đây là hành vi lợi dụng việc được mở tài khoản tại ngân hàng Nông Nghiệp để đi lừa đảo. Nhân vật này không mở được tài khoản tại ngân hàng Nông Nghiệp sau đó đã xin đến mở tài khoản tại Deusch Bank ở Việt Nam. Khi mở tài khoản rồi khơng có tiền nhưng đến xin vay trước 5 ngàn USD nói rằng cho vay thì vài hơm nữa sẽ chuyển vào Việt Nam vài triệu USD. Ngân hàng này lập tức đóng ngay tài khoản này lại. Đặc biệt có những trường hợp đề nghị cho các ngân hàng vay tiền 20 tỷ USD trong 20 năm, lãi suất ưu đãi và sau 10 năm cũng xố ln khoản nợ chỉ với điều kiện có 5% "lại quả". Khơng ít các ngân hàng cũng nhận được những lời chào mời có tính chất lừa đảo qua tín dụng thư (L/C). Bọn tội phạm có thể dùng L/C đã có xác nhận ấy để đi lừa đảo trên thị trường quốc tế và ngân hàng sẽ phải là người thanh toán cuối cùng.
Phương thức thứ tư: Các cơng ty tại nước ngồi dùng tiền bất hợp pháp sau một thời gian phân chia lịng vịng để xố dấu vết, sau đó dùng chính số tiền này để mua cổ phiếu của các NHTM tại Việt Nam. Sau một thời gian, các công ty này chuyển lợi nhuận từ những sinh lợi cổ phiếu ra nước ngoài. Cụ thể là, Lực lượng
An ninh thuộc Công an Hà Nội đã xác định Công ty TNHH A có địa chỉ tại Liên bang Nga đã có hành vi vi phạm chính sách quản lý ngân hàng của Việt Nam, sử dụng ngoại tệ có dấu hiệu rửa tiền. Kết quả điều tra, tháng 10/2003, công ty TNHH A đã mở 2 tài khoản ngoại tệ (USD) và (VNĐ) tại một Chi nhánh NHTMCP ở quận Tân Bình, TP HCM. Từ tháng 10/2003 đến 11-2005, Công ty TNHH A đã bán gần 15 triệu USD (tương đương gần 232 tỷ đồng) cho Chi nhánh NHTMCP này. Số tiền này lại được chuyển lòng vịng thơng qua nhiều cá nhân và pháp nhân thuộc nhóm Cơng ty Cổ phần B ở TP.HCM làm các thủ tục hợp pháp hoá nhằm xố nguồn gốc tiền. Tiếp đó, dùng 5 cá nhân và 2 pháp nhân thuộc Công ty Cổ phần B mua hơn
10.700 cổ phiếu của ngân hàng mẹ NHTMCP tại Chi nhánh quận Tân Bình với số tiền trên 68 tỷ đồng. Sau khi có hàng triệu USD đã được quay vòng và sinh lợi từ đầu tư cổ phiếu tại Ngân hàng này, từ ngày 3/11/2003 đến 4/8/2005, Công ty TNHH A đã chuyển ra nước ngoài gần 13 triệu USD bằng 31 lệnh chuyển tiền. Đây rõ ràng là hoạt động chuyển tiền trái phép.
Phương thức thứ năm: Rửa tiền thông qua nghiệp vụ chuyển tiền của NHTM.
Việt Nam hiện có hơn 2,7 triệu kiều bào tại 90 nước và lãnh thổ trên thế giới. Hằng năm số kiều bào này vừa chuyển tiền trợ giúp thân nhân trong nước vừa chuyển vốn về nước đầu tư kinh doanh. 9 tỷ USD là lượng kiều hối được dự tính đã đổ về Việt Nam trong năm 2011, vượt xa con số 8 tỷ USD năm 2010, tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Năm 2011, lượng kiều hối chuyển về kênh ngân hàng đã tăng lên rõ rệt. Theo công bố bước đầu của một số nhà băng, dòng kiều hối chảy như sau: tại công ty kiều hối Sacomrex năm 2011 ước đạt 1,65 tỷ USD; tại DongA Bank, ước tính đến tháng 12 thu hút khoảng 1,6 tỷ USD lượng kiều hối chuyển về, tăng 20% so với năm ngoái; VietinBank dự kiến cả năm đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước; Eximbank cũng cho biết lượng kiều hối qua ngân hàng này đạt trên 600 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Thực tế, lượng tiền gửi về Việt Nam đã tăng dần qua các năm và ngày càng trở thành nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế. Kể từ mốc 1,2 tỉ USD năm 1999, trong năm 2011 đã có khoảng 9 tỉ USD kiều hối được chuyển về Việt Nam, chỉ trong 12 năm, lượng kiều hối về Việt Nam đã tăng khoảng 8 lần.Lượng kiều hối đổ về Việt Nam tăng theo từng năm đạt được những tích cực đối với đất nước đồng thời nguồn tiền kiều hối cũng là câu hỏi liệu có chăng hoạt động rửa tiền với số lượng lớn qua ngân hàng.
Ngoài ra, nguy cơ rửa tiền qua nghiệp vụ mua bán chứng khoán tại các NHTM. Hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nguồn gốc tiền mua cổ phiếu của các cá nhân, pháp nhân là không rõ ràng, là điều kiện cho các tổ chức, cá nhân rửa tiền.
Quan sát tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận ra thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là hai thị trường mà tốc độ phát triển của chúng rất khó dự đốn, dễ đi từ trạng thái phát triển nóng chuyển sang đóng băng. Khơng đi sâu vào diễn biến của hai thị trường này, nhưng nhìn chung chỉ số VN –Index của thị trường chứng khoán liên tục tăng cao trong năm 2007 và đầu năm 2008. Tương tự thị trường bất động sản cũng tăng cao trong nửa cuối năm 2007, nổi bật với hình ảnhnhững vụ chen lấn nhau mua căn hộ cao cấp
tại TP.HCM từ căn hộ The Manor, Phú Mỹ Hưng,The Mansio5, sau đó làThe Vista đến Sky Garden 3,với giá bán được đẩy từ 1.600 USD lên đến 2.800 USD/m2chỉ trong vài ngày! Điều này cho thấy gì? Có một luồng tiền rất lớn đã đổ vào thị trường này! Nhưng việc kiểm tra nguồn gốc của lượng tiền này không được quan tâm đúng mức.
Tại Việt Nam, thời gian chứng khoán lên cơn sốt, đã được cảnh báo tệ nạn tham nhũng đang đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Chúng ta biết rằng, nguồn vốn xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư nói chung là rất lớn; chỉ với con số thanh tra nêu là 10% thất thoát vào túi các cá nhân trong các lĩnh vực này thì cũng đã là một con số rất lớn.Ví dụ, một năm đầu từ 200 ngàn tỷ thì 10% thì con số này là 20 ngàn tỷ; số vốn này nếu chuyển qua đầu tư chứng khốn cũng là một yếu tố thúc đẩy sự nóng lên của thị trường trong thời gian qua. Ngoài ra, cũng chưa kiểm tra, giám sát được nguồn vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam mặc dù số lượng các quỹ không nhiều. Đối với thị trường bất động sản, căn hộ trị giá cả tỷ đồng, nhưng đa số đều thanh toán bằng tiền mặt, nhưng hoạt động điều tra, phân tích các giao dịch này chưa được thực hiện.
Bảng 2.1: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo phương thức rửa tiền.
Phương thức rửa tiền 2006 2007 2008 2009
Phương thức thứ nhất 0 1 4 5
Phương thức thứ hai 2 2 5 9
Phương thức thứ ba 1 2 4 7
Phương thức thứ tư 0 0 0 1
Phương thức thứ năm 1 7 26 71
Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Các báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Cục phòng, chống rửa tiền nhận được từ năm 2006 đến năm 2009 thì có đến 56.25% số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ thơng qua NHTM. Điều đó cho thấy việc rửa tiền và được phát hiện chủ yếu thông qua hệ thống NHTM. Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng vẫn là cửa ngõ chính của hoạt động rửa tiền, việc phát hiện và xử lý hành vi rửa tiền chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng.
2.2.2 Trách nhiệm và ý thức phòng chống rửa tiền của các Ngân hàng
Sau một thời gian Việt Nam triển khai cơng tác phịng chống rửa tiền, ý thức của các NHTM trong cơng tác này đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhiều ngân hàng đã ban hành các quy định riêng liên quan đến cơng tác phịng chống rửa tiền và tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ nhằm nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ trong cơng tác này. Có thể nói, việc xây dựng quy trình phịng chống rửa tiền đang được đặt ra vơ cùng cấp thiết đối với từng ngân hàng. Cùng với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, đã có rất nhiều trường hợp nghi ngờ rửa tiền.
Bên cạnh các NHTMCP trong nước đang tập trung đưa ra các đề án để hoạt động phòng chống rửa tiền hiệu quả nhất, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã thực hiện cơng tác phịng chống rửa tiền từ trước khi nghị định 74 được ban hành. Tại các chi nhánh ngân hàng này ở Việt Nam, quy trình phịng, chống rửa tiền được xây dựng căn cứ trên 02 nền tảng: Thứ nhất là căn cứ vào quy định của tập đoàn, thứ hai là sau khi nghị định 74 của Nhà nước ra đời thì các quy trình này thay đổi một số điểm, đặc biệt là mức giao dịch đáng ngờ để phù hợp với quy định của Nhà nước Việt Nam.
Tập đoàn ngân hàng HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới đã bắt đầu hoạt động tại Sài Gòn-Việt Nam cách đây 100 năm, được coi là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên, cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ trong đó có dịch vụ ngân hàng công ty, dịch vụ ngân hàng cá nhân. Đây là một trong những tập đồn tham gia vào chương trình chống rửa tiền toàn cầu của Hiệp hội Wolfberg (một hiệp hội 12 ngân hàng tồn cầu trong đó có HSBC). Cũng như các chi nhánh của HSBC trên thế giới, HSBC tại Việt Nam cũng xây dựng Bộ phận Thơng tin tài chính của mình.
Ngân hàng Standard-Charted là một trong những ngân hàng lớn của thế giới, có trụ sở tại Anh và đặt chi nhánh tại nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm chính của ngân hàng này liên quan tới ngoại tệ, ngoại hối, fax chuyển tiền, dịch vụ phái sinh, gửi tiền, hỗ trợ sáp nhập đầu tư, tư vấn sử dụng vốn cho vay, cho vay dự án. Hiện nay, Standard- Chatered tại Việt Nam cũng đã xây dựng một quy trình phịng, chống rửa tiền.
Trước tiên ngân hàng phân định rõ những lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng bị sử dụng vào mục đích rửa tiền, sau đó đưa ra những quy định về phòng chống rửa tiền, về các giao dịch đáng ngờ, các nghĩa vụ của từng nhân viên. Trong việc xác định những dịch vụ có rủi ro bị sử dụng vào mục đích rửa tiền, ngân hàng S&C quan tâm đến các giao dịch như đổi tiền, chuyển tiền, chuyển séc sang tiền mặt, kinh doanh
chứng khoán, giao dịch với các ngân hàng mà ở các nước, lãnh thổ quy định dễ dãi về tài chính.
Sacombank đã triển khai thành cơng giải pháp phịng chống rửa tiền của Hàn Quốc. Với giải pháp này, các dữ liệu từ giao dịch trong hệ thống tài chính như tiết kiệm, tiền gửi, chuyển đổi ngoại tệ, thanh tốn quốc tế, thẻ tín dụng, bảo hiểm đều phải qua bộ lọc, từ đó trích xuất và đưa ra cảnh báo các giao dịch đáng ngờ.