Hiểu được nhu cầu khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

3.2 Các giải pháp phòng chống rửa tiền ở các NHTMVN

3.2.1.3 Hiểu được nhu cầu khách hàng

Hiểu được những vấn đề mấu chốt của khách hàng: là nguyên tắc hàng đầu

trong kinh doanh của ngân hàng giúp phịng chống rủi ro một cách có hiệu quả nhất cũng như công việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. Vì vậy, ngân hàng cần thu thập thơng tin và tìm hiểu khách hàng kỹ lưỡng trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ then chốt của ngân hàng, từ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, nhận tiền gửi, thanh tốn, ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với trung tâm thơng tin tín dụng CIC, các ngân hàng đối tác trong và ngồi nước, thơng qua các hoạt động trên, ngân hàng có thể đánh giá được nội lực tài chính của khách hàng, chủ động nắm bắt thông tin về khách hàng, biết được uy tín của khách hàng, lịch sử trả nợ của khách hàng khi quan hệ với ngân hàng khác. Hiện nay các NHTM tại Việt Nam đã và dần hồn thiện chương trình tin học, ứng dụng, mua bản quyền sử dụng các phần mềm tiến bộ để có thể hồn thiện một cách hồn chỉnh nhất thông tin về khách hàng, truy cập dễ dàng mọi thông tin khách hàng qua các thông tin cơ bản như chứng minh nhân dân, passport, mã số thuế, giấy phép kinh doanh…

Hiểu được mục đích của khách hàng khi đến ngân hàng: các NHTM có bộ

phận tư vấn, chăm sóc khách hàng để có thể hiểu được mục đích đối với từng đối tượng: khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức, khách hàng VIP, khách hàng tiềm năng, khách hàng đã và đang giao dịch với ngân hàng, tìm hiểu nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng, nếu bạn hiểu được khách hàng cần gì và bạn đáp ứng được nhu cầu đó, bạn vừa thành cơng trong kinh doanh đồng thời dễ dàng kiểm sốt được rủi ro. Thơng qua việc tìm hiểu mục đích của khách hàng, ngân hàng có thể kiểm tra chặt chẽ mục đích sử dụng các giao dịch của ngân hàng. Thành lập trung tâm đánh giá sự minh bạch về tài chính của khách hàng, những thơng tin này cần cập nhật liên tục. Khi thơng tin tài chính được xây dựng, các quyết định cho vay, nhận tiền gửi sẽ sáng suốt hơn. Ví dụ, đối với hoạt động tín dụng, thành lập trung

tâm thống kê tín nhiệm tại ngân hàng, cần giám sát các khoản vay khách hàng thông qua việc theo dõi sát sao hoạt động đầu tư kinh tế của doanh nghiệp trong từng giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, việc giám sát khoản vay giúp đồng thời xác định được khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả và đúng mục đích vay vốn khơng, hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích. Đối với các khoản tiền gửi, trong quá trình tư vấn, ngân hàng sẽ hiểu rõ được nguồn gốc khoản tiền đó cũng như hình thức đầu tư của khoản tiền để tiện theo dõi, quản lý. Hiện nay các NHTMVN chủ yếu siết chặt và kiểm sốt nguồn tiền vay, cịn tiền gửi nguồn gốc thế nào, ra sao vẫn được thả lỏng. Trước mắt, để góp phần chống rửa tiền, các ngân hàng cần gấp rút phân loại khách hàng gửi tiền. Cần phải lập danh sách ‘đen’ những khách hàng gửi tiền, tùy mức độ rủi ro. Ví dụ, nhóm khách hàng gửi tiền có mức độ rủi ro thấp nhất là công nhân viên chức nhà nước, người bn bán lẻ. Nhóm khách hàng gửi tiền có mức độ rủi ro cao là bn bán bất động sản, buôn bán qua biên giới, nhập lậu vàng, đánh bạc… Với khách hàng có mức độ rủi ro cao, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)