3.2 Các giải pháp phòng chống rửa tiền ở các NHTMVN
3.2.4 Thành lập bộ phận chuyên trách phòng chống rửa tiền tại ngân hàng
Hiện nay mỗi ngân hàng tuy đã thành lập bộ phận phòng chống rửa tiền, tuy nhiên vấn đề hoạt động thực sự hiệu quả cũng là một vấn đề cần xem xét. Thành lập một bộ phận chuyên trách về phòng chống rửa tiền tại Hội sở chính để thu thập, tổng hợp mọi thông tin về những giao dịch đáng ngờ báo cáo Ban lãnh đạo ngân hàng nghiên cứu xử lí, có trách nhiệm báo cáo cho Cục phịng chống rửa tiền, hiện nay khi phần mềm tin học vẫn chưa hoàn thiện, bộ phận phịng chống rửa tiền cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền như: phối hợp và đề ra giải pháp cho bộ phận công nghệ thông tin, bộ phận vận hành hệ thống giao dịch của ngân hàng hướng dẫn nhân viên giao dịch nhập cảnh báo ở vùng nào trên hệ thống để hằng ngày trích lọc ra được những giao dịch đáng ngờ phát sinh hàng ngày tại chi nhánh, phòng giao dịch; đưa ra các hướng dẫn kịp thời cho chi nhánh, phịng giao dịch khi có các giao dịch đáng ngờ; phối hợp với phịng nguồn lực của ngân hàng, xây dựng chính sách thưởng phạt phân minh đối với nhân viên thực hiện nghiêm túc, đúng đắn chỉ thị phòng chống rửa tiền, có hướng xử lý nhanh nhạy, sáng tạo. Cần xem xét nghiêm túc việc thưởng phạt trong cơng tác phịng chống rửa tiền như một hoạt động mà nhân viên đã đem lại nguồn lợi nhuận của ngân hàng.
Mỗi chi nhánh hay phòng giao dịch cần có cán bộ chịu trách nhiệm phịng chống rửa tiền tại đơn vị để nhanh chóng cập nhật các thơng tin phịng chống rửa tiền từ ban phòng chống rửa tiền tại Hội sở, nhanh chóng phản hồi thơng tin đáng ngờ cho Hội sở.
Bộ phận chuyên trách về phòng chống rửa tiền phải thật sự hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của NHNN, tránh tình trạng thành lập và hoạt động theo yêu cầu nhưng chỉ hoạt động cho có và cầm chừng, mỗi cá nhân được phân công phải chịu trách nhiệm trong chức năng và nhiệm vụ của mình.
Bộ phận phịng chống rửa tiền có nhiệm vụ phổ biến kịp thời và rộng rãi các thông tin liên quan đến các giao dịch đáng ngờ đến các phòng ban để các phòng lưu ý xem xét, nếu có vấn đề gì phát sinh sẽ báo cáo Ban lãnh đạo để xử lí. Bộ phận phịng chống rửa tiền tại Hội sở cần có hoạt động tập huấn liên tục, thường xuyên, kiểm tra trình độ cho nhân viên sau khi tham gia khóa học, đặc biệt là các giao dịch viên, người trực tiếp tiếp xúc và giao dịch với khách hàng: mơ tả tính chất và quy trình rửa tiền; giải thích các luật và các yêu cầu quản lý đối với cơng tác chống rửa tiền; giải thích các chính sách và hệ thống chống rửa tiền của ngân hàng trong đó nhấn mạnh cách nhận biết các giao dịch đáng ngờ, các cách xử lý khi nhận thấy giao dịch đáng ngờ, báo cáo…
Bọn tội phạm thường rửa tiền qua ngân hàng thơng qua hình thức chuyển tiền, các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một khoản trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại, hoặc tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản. Vì vậy, ngân hàng cần có bộ phận quản lý và xử lý thơng tin nằm trong Trung tâm chuyển tiền để có thể theo dõi mục đích các khoản chuyển tiền, đề phòng sự lợi dụng của bọn tội phạm để luôn theo dõi sát sao các khoản chuyển tiền, tránh tình trạng ‘tiền bẩn’ đưa vào ngân hàng trở thành tiền sạch. Bộ phận xử lý thơng tin này có sự phối hợp chặt chẽ với bộ phận phịng chống rửa tiền của ngân hàng.