Thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 74)

3.3 Các kiến nghị Chính phủ và NHNN

3.3.1.2 Thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Ở Việt Nam, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh tốn trong vịng 10 năm qua mặc dù đã giảm mạnh từ mức 23,7% năm 2001 xuống còn 14,02% năm 2010 nhưng vẫn còn mức cao so với thế giới. Có thể thấy, việc sử dụng tiền mặt quá lớn trong thanh toán ở nước ta hiện nay là điều kiện lý tưởng cho tham nhũng, trốn lậu thuế và các gian lận tài chính khác. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, một văn bản quy phạm pháp luật hạn chế thanh tốn bằng tiền mặt vẫn chưa được ban hành. Do đó cần có quy định về hạn chế thanh tốn bằng tiền mặt trong Luật phòng chống rửa tiền, đồng thời ban hành ngay văn bản hạn chế, thậm chí cấm đốn thanh tốn bằng tiền mặt trong một số lĩnh vực như: mua, bán bất động sản; thanh toán tiền mua, bán hàng hóa trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, chuyển nhượng vốn…

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ để hạn chế việc thanh toán dùng tiền mặt như:

Đối với khuôn khổ pháp lý: Bổ sung, hồn thiện khn khổ pháp lý và các cơ

chế chính sách hạn chế thanh tốn bằng tiền mặt. Các cơ chế, chính sách thanh tốn khơng dùng tiền mặt phải được chỉnh sửa, thay thế cho đồng bộ, đầy đủ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử để có thể phù hợp thơng lệ quốc tế và nhu cầu người sử dụng.

Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật: Nâng cao chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ

thuật, chú trọng đến việc phát triển về chất, khơng làm cho có.

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán: Ứng dụng các

phương tiện thanh toán mới, hiện đại. Chẳng hạn Nhà nước cần sớm ban hành và áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính cụ thể(giảm, hồn thuế đối với phần doanh thu phát sinh từ hoạt động thanh tốn thẻ) để từ đó khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hiện thanh toán bằng thẻ với các giao dịch qua ngân hàng. Đối với việc nhập khẩu các thiết bị mới, xem xét miễn, giảm thuế, nghiên cứu và cho phép ngân hàng áp dụng chế độ thu phí hợp lý để bù đắp được chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách tăng phí rút tiền mặt nhắm góp phần hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thơng tin, hướng dẫn trong tồn xã hội: Đặc

biệt là người dân nơng thơn có thói quen sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán hàng ngày. Do ý thức của người dân, doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, mỗi người cần phải hy sinh lợi ích trước mắt để hướng đến lợi ích chung của tồn xã hội.

Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ khác:Tăng cường hợp tác quốc tế để nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ngành trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, nhất là các cán bộ tham gia xây dựng chính sách, kiểm tra, giám sát việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)