Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các NHTMVN

2.2.3 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng

Sau khi Nghị định 74/2005/NĐ-CP và Thông tư số 22/2009/TT-NHNN được ban hành, các NHTM đã nghiêm túc thực hiện các quy định phòng, chống rửa tiền như sau:

Về việc ban hành quy chế, chính sách phòng chống rửa tiền: hầu hết các

ngân hàng đều ban hành quy định nội bộ về phịng, chống rửa tiền theo quy định Thơng tư 22/2009/TT-NHNN. Việc xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm tốn nội bộ, các ngân hàng thường lồng ghép nội dung kiểm tốn việc phịng chống rửa tiền trong chương trình kiểm tốn chung của ngân hàng.

Về việc bố trí cán bộ chịu trách nhiệm phịng chống rửa tiền: 100% các ngân

hàng đã chỉ định thành viên trong Ban điều hành là người chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơng tác phịng chống rửa tiền tại ngân hàng và đăng ký thơng tin với Cục phịng, chống rửa tiền. Cơng tác phịng chống rửa tiền thường được các Ngân hàng giao cho Phòng quản lý rủi ro, Phòng pháp chế, Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ…

Về việc đào tạo nhân viên trong phòng chống rửa tiền: Các ngân hàng luôn

cử nhân viên tham gia đầy đủ các lớp do NHNN đào tạo. Công tác đào tạo tại đơn vị thường được các ngân hàng lồng ghép vào các chương trình huấn luyện nghiệp vụ chung do tự bản thân các ngân hàng tổ chức cho nhân viên.

Về việc lưu trữ, cập nhật số liệu và báo cáo giao dịch đáng ngờ: Từ năm

ngân hàng phải báo cáo). Từ khi Thơng tư 22 có hiệu lực đến năm 2011, số lượng báo cáo các giao dịch đáng ngờ cho NHNN tăng lên đáng kể, khoảng 630 báo cáo(chiếm 81.4% trên tổng số 774 báo cáo). Năm 2010 Cục phòng chống rửa tiền tiếp nhận 326 báo cáo giao dịch đáng ngờ, chuyển cho Cơ quan công an 21 vụ liên quan đến 99 báo cáo, xử lý theo yêu cầu cơ quan khác 15 vụ. Riêng 7 tháng đầu năm 2011, Cục phòng chống rửa tiền tiếp nhận 304 báo cáo, chuyển sang Công an 3 vụ liên quan đến 7 báo cáo, xử lý theo yêu cầu khác 16 vụ. Các NHTM báo cáo đột xuất cho NHNN khi phát sinh giao dịch với các khách hàng nằm trong ‘danh sách đen’ do NHNN cung cấp cho từng NHTM. ‘Danh sách đen’ cũng được các ngân hàng cập nhật một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên việc chặn lại các các ‘giao dịch đáng ngờ’, các giao dịch lập đi lập lại nhiều lần mang tính khả nghi… các NHTM cịn nhiều hạn chế trong công tác này, chưa thật sự thực hiện tốt.

Mơ hình tổ chức phịng chống rửa tiền tại các NHTM:

Tùy theo quy định của từng ngân hàng, trách nhiệm của từng bộ phận, phòng ban trong cơng tác phịng chống rửa tiền mà mỗi ngân hàng có mơ hình tổ chức cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, thông thường cũng bao gồm các cấp và các đơn vị như sau:

Đối với Hội sở:

Ban phòng chống rửa tiền bao gồm:

- Trưởng ban phòng chống rửa tiền: chịu trách nhiệm sắp xếp, xây dựng hệ thống thực hiện rửa tiền trong toàn ngân hàng; trực tiếp chỉ đạo Bộ phận phòng chống rửa tiền tại các Khối, phòng ban trung tâm và các Bộ phận khác thực hiện cơng tác phịng chống rửa tiền; kiểm tra và xử lý các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật, quy định của ngân hàng về phòng, chống rửa tiền.

- Bộ phận phòng, chống rửa tiền tại Hội sở: đầu mối tiếp nhận danh sách cảnh báo của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm làm đầu mối và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các báo cáo giao dịch đáng ngờ, báo cáo giao dịch

quan đến phòng chống rửa tiền theo quy định pháp luật; hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và các cơng việc khác có liên quan đến phịng chống rửa tiền tại ngân hàng.

Bên cạnh đó cịn có sự phối hợp chặt chẽ của các Khối, Phòng, Ban, Trung tâm nhằm: nhận biết các giao dịch thông qua chương trình giao dịch của khách hàng; rà soát khách hàng, giao dịch của khách hàng liên quan đến danh sách cảnh báo của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của Bộ phận phịng chống rửa tiền, rà sốt và gửi danh sách giao dịch tiền mặt phải báo cáo, giao dịch thanh tốn quốc tế về Bộ phận phịng, chống rửa tiền, thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban và Bộ phận phịng chống rửa tiền; thanh tra, kiểm sốt những sai phạm trong cơng tác phịng chống rửa tiền với Trưởng ban phòng chống rửa tiền và Bộ phận phòng chống rửa tiền tại Hội sở, kiểm soát việc tuân thủ theo quy định của pháp luật, quy định của ngân hàng về phòng chống rửa tiền với Cục phòng, chống rửa tiền.

Đối với chi nhánh và các phịng giao dịch trực thuộc:

- Có cán bộ được chỉ định chịu trách nhiệm tại từng chi nhánh, phịng giao dịch trên tồn hệ thống ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm triển khai các quy định của Bộ phận phòng chống rửa tiền tại Hội sở về phòng, chống rửa tiền tại đơn vị;

- Thực hiện lập, gửi số liệu, báo cáo liên quan đến cơng tác phịng, chống rửa tiền;

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định trong phòng, chống rửa tiền tại đơn vị. Hiện nay các NHTM tại Việt Nam đều có phần mềm hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng, khi một nhân viên thao tác trên hệ thống sẽ thấy được tồn bộ thơng tin về khách hàng một cách chi tiết, đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)