2.3 Đánh giá hoạt động phòng chống rửa tiền tại các NHTMVN
2.3.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua
Thông qua các báo cáo của các NHTM về việc lập các báo cáo giao dịch đáng ngờ và giao dịch tiền mặt vượt ngưỡng quy định gửi Cục phòng, chống rửa tiền. Cục phịng, chống rửa tiền đã tiếp nhận thơng tin báo cáo từ các ngân hàng để phân tích, chuyển giao thơng tin.
Bảng 2.2: Kết quả tiếp nhận, phân tích báo cáo giao dịch như sau
Năm Số báo cáo giao dịch đáng ngờ
Số báo cáo chuyển cơ quan Công an
2007 12 4 báo cáo
2008 39 18 báo cáo
2009 93 32 vụ việc liên quan đến 32 báo cáo
2010 326 17 vụ việc liên quan tới 99 báo cáo
2011 304 4 vụ việc liên quan tới 7 báo cáo
Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Thông qua biểu báo cáo trên, có thể thấy tình hình rửa tiền tại Việt Nam ngày càng phức tạp, Việt Nam đang dần trở thành đích nhắm đến của tội phạm rửa tiền, các năm 2010, 2011, số báo cáo giao dịch đáng ngờ tăng đột biến. Tuy nhiên các báo cáo giao dịch đáng ngờ cịn q ít, điều đó cho thấy tại Việt Nam việc chống rửa tiền chưa được tập trung, cịn nhiều thiếu sót, hạn chế. Điều đó cho thấy Việt Nam nên sớm hoàn thiện hệ thống pháp lý, cơ chế quản lý, giám sát, trao nhiều quyền và sự độc lập hơn cho NHNN, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong kế toán, phân loại khoản vay, khách hàng và cơ chế phòng chống rửa tiền, đảm bảo cơng tác phịng chống rửa tiền đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, các NHTM đã xây dựng quy trình kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ bảo đảm cho việc phịng, chống rửa tiền có hiệu quả và phù hợp quy định pháp luật hiện hành. Trên cơ sở quy trình nội bộ này, các ngân hàng đã triển khai thực hiện việc phòng ngừa hoạt động rửa tiền tại ngân hàng, đảm bảo phát hiện được những giao dịch đáng ngờ. Hiện nay các NHTMVN đang thực hiện 5 nhiệm vụ chủ yếu:
- Quy định chính sách phịng chống rửa tiền nội bộ của từng ngân hàng:
- Nhận biết khách hàng: các ngân hàng khi giao dịch đều xác định khách hàng
là ai, xác minh các thông tin do khách hàng cung cấp, đối với các khách hàng pháp nhân xem xét cụ thể ai là người quản lý…
- Hãy biết khách hàng: điều này là cốt yếu đối với tất cả các định chế tài
chính, các ngân hàng phải thực sự biết về khách hàng của mình, thường xuyên theo dõi, giám sát khách hàng, cập nhật những thông tin mới nhất của khách hàng…
- Lưu giữ tài liệu: lưu giữ các báo cáo tối thiểu 5 năm sau khi kết thúc giao
dịch hoặc sau khi đóng tài khoản khách hàng, cung cấp chi tiết các giao dịch, đưa ra các tài liệu liên quan về khách hàng, lưu trữ tài liệu dưới dạng mật và cất giữ nơi an toàn.
-Báo cáo các giao dịch lớn và giao dịch đáng ngờ: công tác báo cáo thực hiện hàng ngày các giao dịch lớn và giao dịch đáng ngờ theo yêu cầu của nghị định 74 và thơng tư 22, ngồi ra cịn có các báo cáo đột xuất theo yêu cầu NHNN.
- Đào tạo nhân viên, bố trí cán bộ chịu trách nhiệm triển khai các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp phịng chống rửa tiền:tất cả các nhân viên đều được đào tạo, kể cả ban giám đốc và các nhà quản lý cao cấp, mức độ và nội dung đào tạo phụ thuộc vào chức năng của từng nhân viên, chủ yếu về nhận biết khách hàng, hiểu biết khách hàng, báo cáo và lưu giữ các báo cáo. Các ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện việc cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo về phòng chống rửa tiền do Ngân Hàng Nhà Nước tổ chức nhằm nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách.
Tại Việt Nam chưa có vụ án rửa tiền nào bị khởi tố điều tra, song hành động này có thể đã xảy ra phức tạp và tinh vi hơn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, hành vi rửa tiền chỉ bị phanh phui, xử lý như một trong tổng thể các hành vi phạm tội của một vụ án. Khi bị phát hiện thì hoạt động trinh sát, điều tra của các cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn do hệ thống văn bản pháp lý về xử lý hành vi này chưa thực sự hồn thiện, chế tài chưa rõ ràng, cơng tác kiểm tra, xử lý các hoạt động rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hoạt động rửa tiền quốc tế liên quan đến các ngân hàng nước ngồi rất khó khăn, thậm chí là khơng thể thực hiện được.
Theo đánh giá của ông Ric Power, cố vấn Chương trình tồn cầu phịng chống rửa tiền, cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) nhận định: Việt Nam đã thực hiện nhiều bước tích cực để chống lại hoạt động rửa tiền và đã nhận được nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật và trợ giúp xây dựng năng lực phòng chống rửa tiền từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan hành pháp tiên tiến. Vì thế, Việt Nam đã có hướng tiếp cận tương đối tốt trong việc tăng cường sức mạnh cho hệ thống chống rửa tiền. Các nước đang phát triển thường thiếu năng lực đối phó với những vấn đề như rửa tiền, nhưng có nhiều ví dụ cho thấy hoạt động truy tố và xét xử diễn ra hiệu quả tại Việt Nam, xây dựng năng lực và huấn luyện chống rửa tiền của Việt Nam cũng đang ở trong giai đoạn tích cực.
Ngày 10/12/2008, đã tổ chức lễ ký kết giữa NHNN với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế C15, Văn phòng Interpol Việt Nam được cụ thể hóa bằng “Quy chế phối hợp trao đổi thơng tin về phịng, chống rửa tiền”
Trong thời gian vừa qua, thông qua báo cáo của các ngân hàng, Cục phòng chống rửa tiền đã tổng hợp được số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo biểu hiện rửa tiền, thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2.3: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo biểu hiện rửa tiền
Loại biểu hiện 2006 2007 2008 2009
Thái độ miễn cưỡng khi cung cấp thông tin
0 1 4 6
Khách hàng đang bị điều tra, khởi kiện hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền của quốc tế
2 5 18 45
Các giao dịch khơng mang lợi ích về mặt kinh tế
0 1 4 10
Các giao dịch gồm nhiều khoản tiền mặt có giá trị lớn
1 1 2 4
Các giao dịch liên quan đến các cuộc chuyển tiền quốc tế
1 4 10 25
Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư
0 0 1 3
Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Theo bảng số liệu tổng hợp ở trên, có thể thấy các giao dịch liên quan đến các cuộc chuyển tiền quốc tế; khách hàng đang bị điều tra, khởi kiện hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền quốc tế chiếm tỷ lệ lớn trong các báo cáo giao dịch đáng ngờ do các hoạt động chuyển tiền và khách hàng quốc tế nằm trong danh sách cảnh báo cụ thể được cập nhật thường xuyên, dễ dàng phát hiện khi thực hiện giao dịch qua ngân hàng. Các hoạt động còn lại như hoạt động đầu tư, các giao dịch khơng mang lại lợi ích kinh tế đang là đích nhắm đến của bọn tội phạm rửa tiền,
nhưng việc phát hiện các hoạt động trên khó khăn, địi hỏi kinh nghiệm của người làm cơng tác phịng chống rửa tiền cũng như hệ thống cơng nghệ hiện đại, kiểm sốt hiệu quả, điều này Việt Nam cần hoàn thiện một cách sớm nhất về kỹ năng, công nghệ cũng như hệ thống kiểm sốt chặt chẽ.
2.3.2 Một số hạn chế cơng tác phịng chống rửa tiền.
Cần tập trung phân tích những hạn chế trên ba mặt chủ yếu: (i) hành lang pháp lý; (ii) các cơng cụ phịng ngừa trong hệ thống tài chính, bao gồm cả những quy định pháp lý đối với các định chế tài chính và cơ quan chức năng có thẩm quyền, cũng như việc triển khai các quy định đó; (iii) cơ chế thanh tra, kiểm tra.
2.3.2.1 Hành lang pháp lý.
Vấn đề phịng chống rửa tiền đã được Chính phủ Việt Nam quan tâm từ sớm, tuy nhiên các văn bản pháp lý của Việt Nam như điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 1999, điều 19 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Nghị định của Chính phủ về phịng chống rửa tiền năm 2005. Tuy nhiên, các quy định này chưa rõ ràng, nhiều quy định chưa được cụ thể hóa trong hoạt động của các cơ quan pháp luật nên chưa phát huy được năng lực và thẩm quyền của các cơ quan thi hành luật.
Bộ Luật Hình sự điều 251 đã quy định xử lý hành vi rửa tiền với tội danh hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, đến ngày 18/06/2012 Luật phòng chống rửa tiền mới được ban hành và đến ngày 01/1/2013 mới bắt đầu có hiệu lực. Trong thời gian qua, Nghị định 74 và Thông tư 22 được sử dụng nhiều nhất trong cơng tác phịng chống rửa tiền nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phịng, chống rửa tiền được Chính phủ ban hành ngày 07/6/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2005 (Nghị định 74). Qua 06 năm thực hiện, Nghị định 74 đã có những đóng góp quan trọng trong cơng tác phịng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Nghị định đã bộc lộ một số bất cập, thiếu sót cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống rửa tiền ở Việt Nam, góp phần minh bạch hóa nền tài
Một số bất cập của Nghị định.
- Nghị định 74 chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
- Đối tượng phải báo cáo giao dịch đáng ngờ: Đối tượng có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 6 Nghị định 74 chưa bao gồm tổ chức hành nghề cơng chứng, kế tốn viên hành nghề độc lập, tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả, cá nhân có ảnh hưởng chính trị…
- Các biện pháp phịng, chống rửa tiền: Các khái niệm, biện pháp quy định tại Nghị định 74 và phạm vi triển khai thực hiện vẫn cịn bó hẹp và chưa đáp ứng được u cầu phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm rửa tiền nói riêng.
- Về đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.Hiện tại, các quy định tại Nghị định 74 chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, tạo tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngồi, cũng như gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức Việt Nam kinh doanh tại nước ngoài.
- Đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế. Nội dung của Nghị định 74 chưa
nội luật hóa được các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, cũng như chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Việt Nam cần phải xem phòng, chống rửa tiền là một phần của thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời phải tăng cường quản lý vĩ mô và phù hợp với thực tế tại Việt Nam.
2.3.2.2 Các cơng cụ được sử dụng phịng chống rửa tiền qua hệ thống NgânHàng. Hàng.
Việc triển khai cơng tác phịng chống rửa tiền qua hệ thống tài chính vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế sau:
- Phạm vi triển khai: mặc dù Nghị định 74, Thông tư 22 là trách nhiệm của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong cơng tác phịng chống rửa tiền trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác khác nhưng Nghị định này chủ yếu áp dụng trong lĩnh
vực ngân hàng, các cơ quan, ban ngành đồn thể khác khơng quan tâm và chú ý đến Nghị định, Thơng tư này. Chưa có sự quan tâm đồng bộ, cùng hợp tác, đề cao vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ trong cơng tác phịng chống rửa tiền.
- Việc cập nhật thông tin khách hàng, lưu giữ hồ sơ tuy được các NHTM quy định trong văn bản phòng, chống rửa tiền tại từng ngân hàng. Tuy nhiên cơng tác thực hiện cịn sơ sài, các nhân viên giao dịch là người trực tiếp quan hệ với khách hàng nhưng việc tìm hiểu nguồn gốc các khoản tiền gửi, tiền chuyển chưa nghiêm túc, danh sách cảnh báo các khách hàng đáng ngờ, ‘danh sách đen’ hầu như các nhân viên giao dịch không mở ra xem khi giao dịch với khách hàng (do nhận thức của nhân viên, do khi giao dịch khách hàng phải đảm bảo các yêu cầu nhanh chóng…).
- Báo cáo các giao dịch đáng ngờ và tuân thủ: hầu như các giao dịch đáng ngờ đều do nhân viên chịu trách nhiệm báo cáo tại Hội sở gửi báo cáo đi theo yêu cầu Cục phòng chống rửa tiền (theo điều 8, Thơng tư số 22/2009/TT-NHNN) thơng qua chương trình trích lọc số liệu tại Hội sở, các nhân viên giao dịch có phát hiện giao dịch đáng ngờ thì giao dịch đó vẫn được thực hiện theo yêu cầu khách hàng, cụ thể có nhân viên sẽ gắn cờ báo cho từng tài khoản giao dịch nhưng giao dịch vẫn thực hiện.
Ngoài ra tại các ngân hàng quy trình kiểm tra, kiểm tốn nội bộ vẫn là vấn đề cần bàn cãi, các nhân viên kiểm toán làm việc cho ngân hàng, kiểm tra tuân thủ theo pháp lý của ngân hàng nhưng vẫn chưa hoạt động một cách độc lập, việc kiểm tra thực hiện phòng chống rửa tiền chưa thật sự triệt để. Các ngân hàng khó có thể đánh giá được đầy đủ do khơng có hoạt động giám sát chính thức về phịng, chống rửa tiền. Cơng tác đào tạo nhân viên về phịng chống rửa tiền vẫn cịn mang tính chất chung chung, làm cho có theo quy định của NHNN, chưa thật sự được các NHTM chú trọng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng chưa xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về cơng tác phịng chống rửa tiền. Các nhân
viên không được đào tạo bài bản về cách nhận biết khách hàng, các ngân hàng chưa được tiếp cận với các cơng nghệ, máy móc giúp chọn lọc khách hàng.
2.3.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, giám sát.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các NHTM thực hiện theo tinh thần Nghị định 74, Thơng tư 22 của NHNN hầu như khơng có, đa số Cục phòng chống rửa tiền chỉ nhận số liệu được báo cáo từ các NHTM. Các ngân hàng khó có thể đánh giá được đầy đủ do khơng có các hoạt động giám sát chính thức về phịng, chống rửa tiền.
- Việc chống rửa tiền tại Việt Nam tập trung chống rửa tiền thơng qua ngân hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt, nói cách khác chống rửa tiền chưa mang tính đồng bộ, chỉ mới điều chỉnh được ‘phần nổi’ khơng mang tính thống nhất cho tất cả các ngành, các lĩnh vực, điều đó làm giảm hiệu lực phịng chống rửa tiền của cả nền kinh tế.
2.3.3 Nguyên nhân.
2.3.3.1 Do khn khổ pháp lý chưa hồn thiện.
Cơng tác phịng chống rửa tiền cịn nhiều mới mẻ tại Việt Nam, rất phức tạp, nhiều vần đề, nhiều nội dung được thảo luận nhiều lần, nhưng do sự hiểu biết, nhận thức khác nhau, nên có những quy định khơng đạt được sự nhất trí cao, quy định chung chung, khơng cụ thể. Tội rửa tiền đã được quy định trong Bộ luật hình sự sửa đổi, tuy nhiên khơng có văn bản dưới luật hướng dẫn. Trong thực tiễn, nhiều nội dung và vấn đề dần sáng tỏ, làm rõ ra những bất cập, thiếu sót, cụ thể, khơng chính xác. Hiện nay Luật phịng chống rửa tiền đã được ban hành, chính thức hiệu lực từ ngày 1/1/2013 hồn thiện hệ thống pháp lý về phịng chống rửa tiền tại Việt Nam.
2.3.3.2 Do chính bản thân của các Ngân hàng.
Để chống lại nạn rửa tiền một cách cơ bản và hiệu quả cần phải ngăn chặn sự thâm nhập của các khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, ngân hàng.