Xây dựng bộ phận kiểm tra, thi hành, kiểm soát nội bộ hiệu quả, chú trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 69)

3.2 Các giải pháp phòng chống rửa tiền ở các NHTMVN

3.2.3 Xây dựng bộ phận kiểm tra, thi hành, kiểm soát nội bộ hiệu quả, chú trọng

đến yếu tố nội lực quan trọng nhân viên tại ngân hàng

Mỗi ngân hàng cần xây dựng và duy trì chính sách và thủ tục nội bộ nhằm ngăn ngừa tình trạng ngân hàng bị lợi dụng vào mục đích rửa tiền. Có thể chính sách, thủ tục này là khác nhau giữa các ngân hàng tùy theo quy mô, phạm vi, tính chất hoạt động của từng ngân hàng nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo quy định phòng chống rửa tiền của NHNN.

Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoạt động chuyên trách trực thuộc ban kiểm sốt ngân hàng, bao gồm Phịng Kiểm tra nội bộ tại Hội sở chính và bộ phận Kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh. Thông qua hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm toán nội bộ, ngân hàng giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của NHNN và các cơ quan thẩm quyền cũng như các quy trình nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và các quy định nội bộ khác của các bộ phận trong ngân hàng nhằm phòng chống việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để rửa tiền. Ban kiểm tra kiểm toán tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan việc tuân thủ quy chế nội bộ theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, khi phát hiện bất kỳ sai sót trong q trình rà sốt, cần báo cáo ngay cho Người phụ trách phòng chống rửa tiền và Trưởng ban kiểm sốt để xử lý.

Ngồi ra, Ngân hàng cũng cần chú trọng đến nhân tố nhân viên đã, đang và sẽ làm việc trong chính ngân hàng của mình.Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cho thấy, dù các quy định được ban hành có chặt chẽ đến đâu mà con người cố tình vi phạm, làm trái thì hậu quả thật khó lường.

Hoạt động ngân hàng ln tồn tại nhiều rủi ro, ngồi trình độ, ý thức của nhân viên kém còn do khả năng của nhà lãnh đạo, do đó việc đào tạo, nâng cao chất lượng của nhân viên cũng như nhà lãnh đạo cần được quan tâm đúng mức như:

Công tác tuyển chọn nhân viên cơng tác tại ngân hàng: Có ý nghĩa rất quan trọng: Cần xem xét tư cách đạo đức, tinh thần ham học hỏi, có năng lực, dám làm

việc, dám cống hiến vì cơng việc là yếu tố ưu tiên. Hiện nay chưa phát hiện ra tình trạng có người xin vào làm việc tại ngân hàng để dễ dàng thực hiện hoạt động rửa tiền, tuy nhiên cũng cần quan tâm, sàng lọc kỹ những người nộp đơn xin việc.

Chất lượng nguồn nhân lực: Cần đặc biệt quan tâm đào tạo và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ và có đạo đức tốt, ham học hỏi trong cơng việc. Đây là một trong những yếu tố có tính then chốt ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của các NHTM.

Chế độ tiền lương thưởng: Đối với từng cá nhân đi làm, lương, thưởng có vai trị

và ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày. Chế độ tiền lương, thưởng hợp lý đảm bảo cho nhân viên đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chính mình nhằm hạn chế việc bị mua chuộc dẫn đến tiếp tay cho bọn tội phạm thực hiện các hành vi rửa tiền. Chế độ khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời đầy đủ cả về vật chất cũng như tinh thần đối với các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng là động lực thúc đẩy sự cống hiến, sáng tạo của người lao động cho sự nghiệp phát triển của ngân hàng, một lời khen, động viên của sếp khi nhân viên làm tốt công việc, thiết thực hơn là khoản tiền thưởng, tiền ngồi giờ cho những đóng góp tích cực của nhân viên. Bên cạnh đó, chế độ khen thưởng, kiểm tra, xem xét thái độ làm việc cần được tiến hành song song với nhau để có thể kịp thời hiểu được tâm tư, nguyện vọng người lao động. Chính sách khen thưởng, xử phạt cần được rõ ràng,

khi phát hiện bất kỳ hành vi sai trái của nhân viên, có hình thức xử lý minh bạch, nghiêm minh, khơng thiên vị hay kiêng nể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)