Nền kinh tế ViệtNam là nền kinh tế tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

2.3 Đánh giá hoạt động phòng chống rửa tiền tại các NHTMVN

2.3.3.4 Nền kinh tế ViệtNam là nền kinh tế tiền mặt

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta được coi là nền kinh tế tiền mặt, nhiều giao dịch với giá trị thanh toán rất lớn cũng được thực hiện bằng tiền mặt. Các khoản thanh toán tiền mặt rất nhiều như: Thanh toán giữa các cá nhân với nhau; gửi, rút tiền, giao dịch chuyển tiền,thanh toán giữa các tổ chức, kể cả các khoản cho vay lớn tại các định chế tài chính; các giao dịch bất động sản đều diễn ra ở các trung tâm môi giới nhà đất không đăng ký, việc mua bán vàng bạc đá quý diễn ra ở thị trường tự do; cá nhân tham gia đấu thầu quyền sử dụng đất với các ban quản lý dự án các quận, huyện…Hiện nay, số lượng giao dịch và gửi tiết kiệm trên mức quy định trong cả nước diễn ra hàng ngày là rất lớn, chưa nói tới việc các tổ chức khơng có đăng ký chính thức, cá nhân có giao dịch với số tiền lớn (thế giới ngầm) vì lợi ích riêng, khơng cung cấp thông tin cho Cục Phịng chống rửa tiền.

Ngồi ra, để tránh sự giám sát của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như chia nhỏ số tiền gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản ở các trung tâm môi giới nhà đất không đăng ký, mua bán cổ phiếu chui; mang nhiều tên khác nhau trong cùng một gia đình, dịng họ, bạn bè. Vì vậy, nhận biết các giao dịch đáng ngờ là rất khó khăn, theo ơng Ric Power, cố vấn khu vực về phòng chống rửa tiền và tài trợ chống khủng bố, Cơ quan Phòng chống tội phạm ma túy của Liên hiệp quốc cho biết rất khó nhận biết vì các dấu hiệu rửa tiền có nhiều cách thức khác nhau.Việc đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu là hồ sơ của người giao dịch có gì bất thường khơng. Ví dụ như đối với các viên chức chính phủ có tài khoản và được trả những khoản tiền đều đặn vào trong tài khoản đó, nếu như họ có một khoản tiền giao dịch bất thường với số lượng tiền được gửi vào rất lớn thì chúng ta phải tìm hiểu về nguồn tiền. Có thể số tiền đó có được từ hoạt động tham nhũng hoặc từ những hoạt động bất thường nào đó. Tại Việt Nam, một cá nhân có thể có nguồn thu nhập từ nhiều hoạt động khác nhau thông qua nhiều cách chi trả khác nhau, việc có thể quản lý được nguồn thu nhập

của một người thật sự rất khó khăn, khi việc chi trả lương, thu nhập qua ngân hàng cịn nhiều hạn chế và khó kiểm sốt được

Hoạt động phịng, chống rửa tiền là hoạt động mang tính quốc tế. Việt Nam cần phải xem việc phòng, chống rửa tiền là một phần của việc thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mơ và chống tham nhũng. Vì vậy, thơng qua việc xây dựng Luật phịng, chống rửa tiền nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định 74, chúng ta đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống rửa tiền. Với hành động này, vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao trên trường quốc tế. Điều này giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập nền kinh tế tồn cầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.

Chương 2 nêu khái quát về phương thức rửa tiền qua ngân hàng xảy ra tại Việt Nam, thực trạng cơng tác thực hiện phịng chống rửa tiền tại các ngân hàng, nêu đánh giá những mặt tích cực cũng như việc tồn tại những hạn chế, bất cập trong công tác chống rửa tiền đang diễn ra thông qua hệ thống ngân hàng. Cho đến hiện nay, các giao dịch, các vụ án rửa tiền tại Việt Nam là rất ít nhưng sự thật có phải là thế khơng. Cơ quan phịng chống rửa tiền trực thuộc NHNN qua 6 năm thực hiện không phát hiện, xử lý được vụ rửa tiền nào. Mức độ sử dụng tiền mặt cùng các kênh chuyển tiền khơng chính thức lớn làm hạn chế rất nhiều cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các giao dịch, thanh tốn trở nên khó khăn.

Việt Nam trong q trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó phải đáp ứng được yêu cầu sân chơi quốc tế, phải thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong cơng tác phịng chống rửa tiền thơng qua việc ra đời luật phịng chống rửa tiền. Quá trình hội nhập tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế và ngành ngân hàng, tuy nhiên ngành ngân hàng cũng phải đối diện với nguy cơ rửa tiền rất cao. Do đó thơng qua chương 3 luận văn nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao cơng tác phịng chống rửa tiền qua hệ thống NHTMVN.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NHTMVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)