Kinh nghiệm về luật phòng, chống rửa tiền trên thế giới: 1 Kinh nghiệm về luật phòng, chống rửa tiền tại Mỹ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua ngân hàng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

1.5.1. Kinh nghiệm về luật phòng, chống rửa tiền tại Mỹ:

Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phịng, chống rửa tiền tồn diện và nghiêm khắc nhất thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo.

Một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phịng, chống rửa tiền là Luật bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó, luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra.

Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật quản lý rửa tiền năm 1986, Luật chống sử dụng ma túy năm 1988, Luật chống rửa tiền Annunzio-Wylie năm 1992. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền.

Luật chống rửa tiền quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự:

- Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA.

- Về hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai.

Một trong những vụ sớm nhất và nổi tiếng nhất liên quan đến việc ngân hàng bị phạt do vi phạm các quy định và luật lệ liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Mỹ là trường hợp Ngân hàng Boston. Mặc dù đã được yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ hơn trong việc lưu giữ các chứng từ giao dịch vào năm 1980, song Ngân hàng Boston vẫn tiếp tục giao dịch với các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả các ngân hàng đại lý của nó mà khơng hề lưu giữ sơ chứng từ đến tận năm 1984.

Nghiêm trọng hơn, các chi nhánh của Ngân hàng Boston đã tiếp tục thực hiện những giao dịch với những tội phạm nổi tiếng qua nhiều năm. Những nhân vật này đã thực hiện những phi vụ kinh doanh bất động sản, nhưng nhân viên của Ngân hàng Boston đã không loại trừ theo các quy định và luật lệ về tài chính. Đến năm 1985, Ngân hàng Boston mới thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống rửa tiền theo các quy định, luật lệ nên cuối cùng đã bị kết án và bị phạt 500.000 USD.

Vào ngày 27 tháng 9 năm 2010, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố sẽ yêu cầu các ngân hàng tại Mỹ phải công bố tất cả giao dịch tiền tệ điện tử ra và vào nước Mỹ. Luật pháp Mỹ đã quy định các ngân hàng và tổ chức tài chính phải báo cáo các giao dịch tiền mặt trị giá trên 10.000 USD và các giao dịch mờ ám, cũng như ghi nhớ mọi giao dịch điện tử trị giá trên 3.000 USD để báo cáo chính quyền khi cần thiết. Mỗi năm, các cơng ty tài chính báo cáo lên Bộ Tài chính 1,3 triệu giao dịch mờ ám và 14 triệu giao dịch trên 10.000 USD.

Các quan chức Mạng lưới chống tội phạm tài chính (FinCEN) thuộc Bộ Tài chính Mỹ cho biết bằng việc tạo ra hệ thống dữ liệu trung ương, “quy định mới sẽ giúp nhà chức trách phát hiện và triệt phá các giao dịch tài chính của các nhóm tội phạm có tổ chức, băng đảng ma túy, tài trợ khủng bố và trốn thuế quốc tế”, như giám đốc FinCEN James H. Freis Jr. khẳng định. Các quy định mới sẽ được áp dụng từ năm 2012 và có hiệu lực với 300 ngân hàng cùng 700 cơng ty tài chính Mỹ. Các chun gia

FinCEN mô tả các quy định cũ chỉ giúp nhìn thấy cây, còn quy định mới giúp nhìn thấy rừng.

Ví dụ: Theo chuyên gia FinCEN Steve Hudak, nhà chức trách Mỹ hiện chưa biết có bao nhiêu tiền được chuyển qua bất kỳ quốc gia nào hằng năm. “Một người có thể sử dụng 10 ngân hàng để chuyển từng khoản tiền ở mức không bị nghi ngờ tới hàng chục tài khoản khắp nơi trên thế giới”, chuyên gia Hudak cho biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua ngân hàng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)