Tham nhũng còn phổ biến:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua ngân hàng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.5.5.4. Tham nhũng còn phổ biến:

Có thể xếp những người rửa tiền (ngồi các tổ chức khủng bố) làm ba nhóm: (1) Những người bn lậu (ma tuý, vũ khí, lao động bất hợp pháp…), (2) những người tham nhũng, và (3) những người muốn tránh thuế, nói chung là những người muốn giữ kín thu nhập thật sự (dù là hợp pháp) của mình. Tất nhiên, ba nhóm trên khơng hồn tồn biệt lập: tham nhũng, rửa tiền, và kinh doanh bất chính có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau, và tiếp sức cho nhau.

Tham nhũng thì cần có người để rửa tiền hối lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chun nghiệp, hoặc cơng ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ơ để làm ngơ dịch vụ rửa tiền. Một khó khăn căn bản hiện nay là mỗi nước đánh giá tính quan trọng của mỗi loại tiền bẩn một khác. Ở các nước chậm tiến thì nạn tham nhũng rửa tiền là vấn đề nhức nhối nhất. Trái lại, các nước tây phương thì xem việc rửa tiền bẩn liên hệ đến khủng bố là quan trọng nhất, và không hề “chê” tiền bẩn do tham nhũng ở các nước khác.

Tham nhũng phát sinh mạnh ở những nơi mà các thể chế quản lý yếu kém, ở những nơi mà một chính sách của chính phủ và chế độ pháp quy tạo ra phạm vi hoạt động cho nó, ở nơi mà các cơ quan giám sát bị gạt ra ngoài lề hoặc tham nhũng. Bên cạnh việc các công chức, quan chức nhận hối lộ, biển thủ cơng quỹ để tư lợi thì tham nhũng cịn có nhiều hình thức khác, như “gia đình trị”, ơ dù, trốn thuế, thay đổi nguồn thu, gian lận bầu cử...

Theo TS Yin Chheng Sorn, tham nhũng bắt nguồn từ 5 nhân tố chính. Thứ nhất, các nhân tố chính trị. Mức độ tham nhũng được gắn với sức mạnh của một xã hội dân sự, tự do và độc lập của báo chí. Thứ hai, các nhân tố pháp luật và đạo đức. Gắn với tham nhũng là chất lượng của hệ thống luật pháp đất nước, là sự tồn tại của các bộ luật chống tham nhũng có hiệu quả và khả năng thực thi pháp luật. Tham nhũng diễn ra ở những nơi mà giá trị đạo đức đã bị lãng quên bởi những con người quên đi nhân phẩm và theo chủ nghĩa vị kỷ. Thứ ba, nhân tố về lương bổng. Ở những nơi mà mức lương của cơng chức thấp và có sự khác biệt lớn giữa tiền lương ở khu vực công với

khu vực tư nhân, công chức muốn tham gia vào những hoạt động tham nhũng nhiều hơn. Thứ tư, nhân tố kinh tế. Tham nhũng phát triển mạnh ở những nơi mà chính phủ tạo ra mơi trường kinh tế độc quyền. Ông Yin Chheng Sorn nhấn mạnh đến nhân tố thứ năm, sự hành chính quan liêu. Trong bối cảnh có nhiều hơn sự can thiệp pháp quy và hành chính trong nền kinh tế, tỉ lệ tham nhũng dường như cao hơn. Ở những nơi mà chính phủ đặt ra một số lượng lớn những luật lệ và quy chế thì ở đấy có cơ hội lớn hơn cho các công chức khai thác hoặc phá hoại chúng. Khi sự tùy tiện tăng lên và tính trách nhiệm suy giảm thì khả năng tham nhũng tăng lên.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm nhưng nhìn chung tình hình tham nhũng ở Việt Nam hiện vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp; xảy ra ở nhiều lĩnh vực (đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, tài sản cơng, quản lý doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng); xảy ra ở nhiều địa phương. Tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc, là mối quan tâm lớn của xã hội và là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Cơng tác phịng chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực hiện được mục tiêu là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua ngân hàng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)