Luật pháp còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, và chậm ban hành:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua ngân hàng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 70)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.5.5.5. Luật pháp còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, và chậm ban hành:

Rửa tiền có thể coi là một hình thức “bảo đảm” cho các khoản tiền lớn và những tài sản do tham nhũng được hợp pháp hố thơng qua nhiều thủ đoạn tinh vi của kẻ phạm tội nhằm trốn tránh pháp luật.

Chính vì vậy, một hệ thống pháp luật hồn thiện với những quy định chặt chẽ về chống rửa tiền sẽ góp phần phịng ngừa, ngăn chặn và khắc phục kịp thời hậu quả của hành vi tham nhũng.

Hiện nay pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của Công ước về việc áp dụng các biện pháp nhằm phát hiện, kiểm sốt việc di chuyển tiền mặt và các cơng cụ tài chính có giá trị chuyển đổi thành tiền qua biên giới. Chúng ta đã có những quy định về thẩm quyền của các cơ quan chuyên trách được thu thập thông

tin liên quan đến các hoạt động ngân hàng, tài chính trong một số lĩnh vực như An ninh quốc gia, Phịng chống ma t… Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hình sự hố hành vi có nội hàm giống với hành vi rửa tiền thành một tội phạm riêng tại Điều 251 “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Bên cạnh đó, Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền đã đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm thu thập, xử lý các thông tin, việc thành lập một trung tâm thơng tin về phịng chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, thu thập tài liệu, hồ sơ các cá nhân, tổ chức đã thực hiện các giao dịch bằng tiền mặt có giá trị lớn và các giao dịch đáng ngờ để cung cấp thông tin, tài liệu cho các cơ quan chức năng đấu tranh phòng chống rửa tiền cũng như quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là các cơ quan có chức năng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này như Ngân hàng, Cơng an, Tài chính, Thanh tra… Và Luật Phòng, Chống Tham Nhũng được ban hành cũng đã có những quy định về việc cơng khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và minh bạch tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn nhằm có sự kiểm soát chặt chẽ mọi biến động về tài sản của tổ chức và cá nhân, đồng thời hạn chế tối đa việc để xảy ra các hành vi tham nhũng. Đây thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý những hành vi tham nhũng.

Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng để có thể áp dụng có hiệu quả những quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng vào thực tiễn ở Việt Nam sẽ cịn gặp khơng ít khó khăn. Bởi lẽ, những quy định trên chỉ mang tính định hướng căn bản. Biện pháp phịng, chống tham nhũng hữu hiệu nhất là phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, khơng cịn kẽ hở để những hành vi tham nhũng có cơ hội xâm nhập và lây lan… Nghị quyết số 04-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3, Khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí đã nhận định hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,

lãng phí thời gian qua chưa cao, cịn có nhiều hạn chế và khuyết điểm. Mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ, cịn nhiều sơ hở, nhưng chậm sửa đổi, bổ sung.

Kết luận chƣơng 2

Tội phạm “rửa tiền” có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi hơn.

Thực tế cho thấy, có một luồng tiền rất lớn đã đổ vào thị trường chứng khốn và bất động sản, vốn có tốc độ phát triển khó dự đốn, tuy nhiên, việc kiểm tra nguồn gốc tiền không được quan tâm đúng mức. Bên cạnh hệ thống pháp luật lỏng lẻo là tâm lý sợ mất khách hàng của các tổ chức tín dụng nên việc kiểm tra thông tin, nguồn gốc các khoản tiền giao dịch của khách hàng thường chỉ mang tính hình thức.

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã gây khó khăn cho việc quản lý nguồn tiền lưu thông trong nền kinh tế và tạo điều kiện cho tội phạm rửa tiền hoạt động dễ dàng hơn.

Trong khi đó, nguồn gốc chính của các khoản tiền bất hợp pháp tại Việt Nam là do lừa đảo, đánh bạc, buôn bán vũ khí, mại dâm, bn lậu, ma túy… song do các chủ thể sử dụng tiền mặt trong thanh toán nên các luồng tiền bất hợp này khó kiểm sốt.

Biết được những hạn chế, nhận thức, đánh giá hành vi của bọn tội phạm rửa tiền, điều quan trọng ở đây là giải pháp nhằm phòng chống rửa tiền hiện nay ở nước ta như thế nào.

CHƢƠNG 3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua ngân hàng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)