Tòa án tối cao Thái Lan nghi ngờ Cựu Bộ Trưởng Y Tế Kakkiat Sukthana lạm dụng chức quyền để có được 233,88 triệu Baht (tương đương 5,8 triệu USD) và ra lệnh tịch biên tồn bộ kể cả tài sản của ơng dưới tên những người khác.
Nguyên nhân: Cựu Bộ Trưởng Y Tế không thể chứng minh lời khai số tiền đặt trong 13 tài khoản Ngân Hàng có nguồn gốc từ đánh bạc, trợ cấp chính trị và vay mượn. Trong số tài sản bị tịch biên của ơng Rakkiat có 179,48 triệu Baht được để trong tài khoản ngân hàng của Jirayu Charasathein, cựu trợ lý thân cận nhất của ông, và tài khoản của Pitsanukorn Udornsathit, em vợ của cựu bộ trưởng. Ơng Rakkiat cho biết số tiền này có được từ đánh bạc ở Australia nhưng khơng cơng bố vì lo ngại chuyện đó sẽ phá hoại uy tín và địa vị bộ trưởng.
Theo ơng tin từ tịa án, Jirayu đang chịu 6 năm tù vì tội tham nhũng và Pitsanukorn khơng thể khẳng định số tiền đó có được từ đánh bạc. Ngay cả nếu cựu bộ trưởng đã thắng bạc thì ơng phải cho số tiền vào tài khoản của chính mình.
Bên cạnh đó, nếu đúng là tiền thắng bạc thì ơng Rakkiat phải giữ chứng từ sổ sách của sịng bạc để chứng minh. Tuy nhiên, ơng khơng có bằng chứng này.
Biên bản của tịa án có đoạn: “Nếu có bằng chứng tiền được chuyển từ sịng bạc cho ơng Rakkiat, thì lập luận tiền có được do đánh bạc là có thể đáng tin cậy. Tuy nhiên, đưa tiền vào tài khoản của Jirayu và Pitsanukorn có nghĩa là rửa tiền”.
Cơ quan tư pháp còn phát hiện 15,4 triệu Baht trong tài khoản ở Ngân Hàng KrungThai của Bà Surakanya, vợ ơng Rakkiat, cũng khó có khả năng xuất phát từ tiền đánh bạc. Bà Surakanya cho biết ln cùng chồng tới các sịng bạc lớn nước ngồi, mỗi lần thắng cuộc, ơng lại đưa tiền cho bà rồi bà đưa tiền vào Tài Khoản Tiết Kiệm của mình. Số tiền có được từ 4 lần đánh bạc tại Australia, Malaysia và MaCao.
Tuy nhiên, tịa án phát hiện ơng Rakkiat đã thua nặng 2 lần tại MaCao: một lần 24,3 triệu Baht, một lần 17 triệu Baht. Như vậy, càng có cơ sở chứng minh ông không thể đưa cho bà số tiền 15,4 triệu Baht.
Bên cạnh đó, Cựu lãnh đạo Seritham Pinit Charusombat đã giúp ông gây quỹ 24 triệu Baht. Đổi lại, ông gia nhập Đảng hành động xã hội vì Udon Thani. Tuy nhiên, tiền này được nhanh chóng chuyển vào tài khoản của Jirayu và chưa bao giờ được sử dụng vào mục đích chính trị.
3. Tại Mỹ:
Ngày 01 tháng 07 năm 1998, trưởng phịng tài chính, chủ tịch và phó chủ tích của cơng ty Supermail.Inc, một cơng ty Séc chuyển khoản đã bị bắt vì tham gia vào một vụ rửa tiền trong cuộc điều tra kéo dài 2 năm do văn phòng ở Los Angeles của cục điều tra liên bang và phòng cảnh sát Los Angeles tiến hành.
Theo hồ sơ, công ty này là một công ty Séc chuyển khoản lớn nhất hoạt động ở Tây Hoa Kỳ và là một trong những đại lý chuyển tiền hàng đầu ở Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ cho Mexico và Châu Mỹ La Tinh.
Ba thành viên ban quản trị cùng với 6 nhân viên và các cộng sự bị bắt sau khi bồi thẩm đoàn đưa ra bản cáo trạng với 67 điểm kết tội 11 bị cáo bao gồm cả công ty Supermail
có âm mưu rửa tiền, né tránh yêu cầu báo cáo về lưu hành tiền tệ và chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp.
Mục tiêu đầu tiên của cuộc điều tra là quỹ của công ty ở Reseda, California. Những người điều tra dưới vỏ bọc bí mật đã tiếp cận với người quản lý, người đã đồng ý rửa những khoản tiền “ma túy” với khoản phí tiền mặt. Đặc biệt người quản lý đã chuyển 1 số lượng lớn tiền mặt thành giấy lệnh chuyển tiền của cơng ty.
Khi có một lượng tiền lớn cần được rửa, người quản lý sẽ yêu cầu các cộng sự làm việc ở những khu vực khác giúp đỡ. Khi người quản lý mới điều hành những hoạt động ở chi nhánh Resada vào tháng 4 năm 1997 thì anh ta đã đưa tới công ty một số thành viên. Những nhân viên này được phép phát hành những phiếu gửi tiền và chuyển một lượng lớn tiền bất chính tới một tài khoản bí mật ở Miami, trong khi đó số tiền để duy trì hoạt động vẫn nằm trong quỹ của công ty. Tổng cộng các bị cáo đã rửa hơn 3 triệu USD tiền “ma túy”. Người ta cho rằng đây là một trong những vụ điều tra chống nạn rửa tiền nhằm vào giới kinh doanh Séc chuyển khoản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Trong thời gian qua, đã có khơng ít ngân hàng Mỹ hoặc hoạt động tại Mỹ bị phạt hàng trăm triệu USD do cho phép dòng tiền bẩn chảy qua hệ thống của mình. Tháng 6 năm 2010 vừa qua, Ngân hàng Wachovia, trực thuộc đại gia Wells Fargo & Co, thừa nhận đã không phát hiện các giao dịch rửa tiền trị giá tới 378,4 tỉ USD của các băng đảng ma túy Mexico từ năm 2004-2007. Số tiền này tương đương 1/3 tổng GDP Mexico. Wachovia đã chấp nhận nộp phạt 160 triệu USD.
Trước đó, Ngân hàng Anh Barclay cũng thú nhận đã che giấu các giao dịch tổng cộng 500 triệu USD trong thời gian 1995-2006 từ các nước bị Mỹ cấm vận tài chính, và đồng ý nộp phạt 298 triệu USD. Năm 2006, Ngân hàng Mỹ quốc tiết lộ các băng nhóm rửa tiền Nam Mỹ đã chuyển 3 tỉ USD qua một tài khoản ở Manhattan của ngân hàng này.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là cây chứ chưa phải là rừng cây. Các nhà điều tra Mỹ hiện vẫn chưa xác định được bao nhiêu tiền bẩn và tiền liên quan đến khủng bố trong
tổng số giao dịch 1.000 tỉ USD. Tuy nhiên, chuyên gia Eric Lewis khẳng định con số này thông qua các giao dịch tiền mặt đáng ngờ trong hệ thống ngân hàng Mỹ là “có quy mơ gây chóng mặt” nhưng “chẳng ai đặt thành vấn đề”.
Lý do, theo ông Lewis, là vì các ngân hàng Phố Wall cứ cố tình ngó lơ cho các hoạt động giao dịch mờ ám diễn ra, bởi họ “ln được khuyến khích quay mặt đi khi nhận được một phần bánh lớn”.
Lewis cũng lưu ý mức phạt đối với các ngân hàng vi phạm là quá nhỏ, vì “các ngân hàng thường cho rằng việc bị phạt ít khi xảy ra, mà nếu có bị phạt thì số tiền phạt ấy cũng chỉ là một phần chi phí kinh doanh”.