THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3. Hợp tác phòng chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế:
Những mối đe dọa của hoạt động rửa tiền quốc tế và những dạng khác nhau của gian lận tài chính đối với sự an tồn của hệ thống ngân hàng, đã buộc các quốc gia phải
hợp tác đưa ra nhiều hệ thống luật quốc gia, hệ thống luật khu vực và quốc tế mà mục tiêu cuối cùng là thiết lập được một hệ thống phòng, chống rửa tiền quốc tế hiệu quả.
Một trong những hệ thống luật quốc tế đầu tiên là Ủy ban Basel về các luật lệ ngân hàng và các quy tắc thực hành giám sát năm 1988. Hoạt động thông qua Ngân hàng thanh toán quốc tế, Ủy ban Basel khuyến khích các ngân hàng đảm trách việc nhận biết khách hàng, những giao dịch đáng ngờ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng.
Rất nhiều vấn đề liên quan đã được thảo luận tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy năm 1988 (cịn gọi là Cơng ước Viên 1988). Tại hội nghị, Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu các nước thành viên phải cho phép các cơ quan chức năng điều tra để chống, ngăn chặn việc thu lợi nhuận, sở hữu, chuyển nhượng hoặc rửa các khoản tiền thu được từ việc sử dụng hoặc buôn lậu ma túy.
Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong việc phòng, chống rửa tiền là Cơ quan đặc nhiệm tài chính FATF (Financial Action Task Force) do nhóm G-7 thành lập tại Paris năm 1989. Đó là tổ chức liên chính phủ nhằm phát triển và khuyến khích các tổ chức cảnh sát trong việc chống rửa tiền.
Việc thành lập tổ chức này xuất phát từ ý tưởng cho rằng hoạt động rửa tiền là tội phạm kinh tế rất phức tạp, do đó, nó khơng thể được kiểm sốt một cách hiệu quả bởi những phương pháp làm luật thông thường. Kết quả là cần thiết phải tập hợp các cơ quan chức năng như Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, Cảnh sát… để phịng, chống rửa tiền. Điều đó sẽ tạo ra những giải pháp và sự phối hợp toàn diện để giải quyết vấn đề phức tạp này.
Hiện nay, tổ chức FATF có khoảng 30 thành viên, chủ yếu là các nước OECD và hai tổ chức quốc tế, đó là Ủy Ban Châu Âu và Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh:
- Nhiệm vụ đầu tiên của FATF là giúp các nước thành viên ban hành các quy định về phòng, chống rửa tiền mà mục tiêu cuối cùng là ban hành được luật chống rửa tiền.
- Theo hướng này, tháng 4 năm 1990, FATF đã ban hành 40 gợi ý nhằm tìm kiếm sự nhất trí giữa các nước trong việc ban hành luật và thống nhất hành động của các ngân hàng để hạn chế các dòng tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma túy chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
- Mặc dù các gợi ý về luật pháp được đưa ra, nhưng FATF vẫn tiến hành đánh giá việc thực hiện của các nước thành viên qua việc từng nước đã nổ lực như thế nào và đã ban hành được luật mới chưa.
- Một chức năng khác của FATF là cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho các tổ chức ngồi nhóm. Theo hướng này, FATF đã làm việc với FATF Ca-ri-bê, Hội đồng Châu Âu, Tổ chức những người giám sát ngân hàng ngoài quốc gia, Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương về rửa tiền (APG) và tổ chức của Mỹ.
- Năm 1997, FATF thành lập Ủy ban đặc biệt về Trung và Đông Âu để giúp đỡ, phối hợp và trao đổi thông tin giữa Ủy ban và các nước thuộc khối Trung Âu trước kia và hiện nay đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường.
- Mặc dù không thể khẳng định rằng FATF đã hạn chế được tất cả các giao dịch rửa tiền trong giao dịch quốc tế, nhưng FATF đã có ảnh hưởng tích cực trong việc tạo ra thêm những quy tắc và luật lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Qua việc đánh giá các nước trong việc phòng, chống rửa tiền. FATF đã yêu cầu các nước thành viên không chỉ ban hành hệ thống luật pháp, mà cịn phải thực hiện các luật đó một cách nghiêm túc. Hơn nữa, FATF đã tạo ra một diễn đàn hợp tác phòng, chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế và đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động phối hợp xuyên quốc gia phịng, chống rửa tiền.
Một ví dụ điển hình là sự phối hợp giữa Mỹ và Colombia trong việc điều tra hoạt động rửa tiền của Tập đoàn Cali vào những năm 90. Cuối cùng, FATF đã đạt được sự phối hợp làm việc với hệ thống ngân hàng quốc tế và cung cấp những thông tin quan trọng cho các ngân hàng, ví dụ như cung cấp các báo cáo thường niên về hoạt động rửa
tiền. FATF cũng đã thành công trong việc biên soạn danh sách những nước và những tổ chức khủng bố liên quan đến rửa tiền. Mục đích của danh sách đen này là “chỉ tên và làm xấu hổ” các nước được coi là “thiên đường” của việc rửa tiền.
Khi danh sách được công bố, hàng loạt các ngân hàng đã cắt bỏ quan hệ đại lý với các ngân hàng tại các nước trong danh sách trên. Mặc dù một mặt, các nước trên đều phản đối danh sách này, mặt khác, hầu hết họ đều cố gắng ra khỏi danh sách trên bằng cách ban hành hoặc sửa đổi các luật lệ và quy tắc cho phù hợp với hướng dẫn của FATF, đồng thời hợp tác quốc tế toàn diện và báo cáo các giao dịch đáng ngờ.
Nhiệm vụ thiết lập một hệ thống phòng, chống rửa tiền quốc tế hoạt động một cách hiệu quả là một cơng việc rất khó khăn. Và hoạt động rửa tiền và tội phạm quốc tế sẽ không thể biến mất và nó là những nhân tố ln luôn tồn tại song song với các ngân hàng mà các ngân hàng phải nỗ lực chiến đấu để giành phần thắng.
Kết quả là các ngân hàng luôn luôn phải tiếp tục nhận biết khách hàng của mình, nắm giữ những chương trình kiểm tra nội bộ và ln ln phải để phịng các giao dịch đáng ngờ.