CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG VÀ CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM
3.1.3. Sớm ban hành Luật phòng, chống rửa tiền:
Hoạt động rửa tiền là một hoạt động phức hợp ngoài cả lĩnh vực ngân hàng và mang tầm mức quốc tế, chính vì thế nếu tổ chức chống rửa tiền chỉ trực thuộc ngân hàng nhà nước, thì có khả năng chúng cũng trở thành một ủy ban chỉ đạo “thông tin” như ủy ban chỉ đạo lũ lụt chẳng hạn, và sẽ không đủ quyền lực để tham gia vào trận chiến đầy phức tạp và tinh vi như cuộc chiến chống rửa tiền và tham nhũng. Khơng để dịng tiền bẩn chảy vào vì sẽ làm hạ thấp uy tín quốc gia.
Ngồi những tội danh bình thường như tham nhũng, bn lậu, trốn thuế thì Việt Nam cần đưa những tội danh sau đây vào danh sách:
- Những hành vi lạm dụng thân thế chính trị để làm giàu trái quy định.
- Các tội phạm môi trường hiện đang hoạt động mạnh mẽ ở mức độ báo động: các cá nhân hay doanh nghiệp khai thác tài nguyên môi trường trái phép…
- Đồng thời danh sách này còn làm cơ sở cho hoạt động chống rửa tiền của các định chế tài chính: xây dựng và thiết lập hệ thống theo dõi kiểm sốt các giao dịch tài chính mà khơng bị cản trở bởi bất cứ thế lực nào. Tham nhũng chính là nguồn gốc và rủi ro lớn nhất dẫn đến tội phạm rửa tiền.
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có pháp luật rõ ràng về việc phòng chống tham nhũng.
Tham nhũng hiện đã có những lệch hướng nghiêm trọng: lệch hướng về một bộ phận trung tâm nào đó, về một vùng miền nào đó, lệch xa so với các quốc gia khác có cùng trình độ. Chỉ có dũng cảm nhìn nhận, và đánh giá một cách khách quan mới có thể tìm ra phương thuốc “đặc trị” chế ngự thảm họa này.
Việc chống rửa tiền cần có sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các cơ quan, tổ chức trong chính phủ và tồn cộng đồng xã hội.
Do đó chính phủ cần phải có những quy định cụ thể buộc các cơ quan chức năng phải hỗ trợ cho hoạt động chống rửa tiền mà đứng đầu chính là đơn vị tình báo chống rửa tiền.
Chính phủ phải thực hiện được việc quản lý các cá nhân và các doanh nghiệp. Đối với các cá nhân, quản lý theo số chứng minh nhân dân, đối với các doanh nghiệp thì quản lý theo số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thông tin của cá nhân và tổ chức này được các ban ngành có liên quan cập nhật vào hệ thống mạng. Các ngân hàng có thể tra cứu khi muốn xác minh những thơng tin về khách hàng của mình.
Hiện nay, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) – một hình thức của ngân hàng dữ liệu tuy nhiên dữ liệu của trung tâm này chưa đầy đủ hay chưa được cập nhật nên lợi ích từ việc thành lập một ngân hàng dữ liệu – một hình thức hồn hảo của trung tâm thông tin để cung cấp đến mức tối đa nguồn thông tin nhằm giúp các ngân hàng và định chế tài chính trong việc nhận biết khách hàng.
Nhằm hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng, dữ liệu này, chính phủ cần quy định cụ thể yêu cầu các ban ngành phải cập nhật những thơng tin cần thiết có liên quan đến các cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên để việc thu thập thơng tin có hiệu quả hơn nữa thì ngân hàng dữ liệu này cũng cần trả phí cho các cơ quan chức năng đã cập nhật các thơng tin. Đây là một hình thức khuyến khích các cơ quan này tích cực hơn nữa trong công tác cập nhật thêm dữ liệu cho ngân hàng.
Vấn đề quan trọng là cần phải phân biệt được tiền sạch, tiền bẩn tại những giao dịch phi ngân hàng và kiểm soát được chúng.
3.1.4. Hạn chế tối đa việc lƣu thơng tiền mặt để “phịng từ gốc” .
Sử dụng tiền mặt khiến việc kiểm sốt luồng tiền khó khăn hơn, đưa Việt Nam trở thành một “điểm đến” của tội phạm rửa tiền. Các đối tượng hưởng lợi đã thông qua
các hoạt động hợp pháp như gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, vàng hoặc gửi sang các ngân hàng nước ngoại, nơi có luật bí mật ngân hàng.
Nhu cầu “rửa tiền” ngày càng lớn khi có quy định cán bộ công chức phải kê khai tài sản, thu nhập cá nhân trong Luật phòng, chống tham nhũng.
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) nhận định, Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến do nền kinh tế sử dụng nhiều tiền mặt, cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng. UNODC cảnh báo nếu khơng có biện pháp nhanh và hiệu quả để đối phó với rửa tiền thì tội phạm và tham nhũng sẽ gia tăng, vận hành hợp pháp tài chính tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, Chính Phủ cần phải xây dựng cho cộng đồng xã hội tập quán thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tạo nền móng vững chắc cho hoạt động chống rửa tiền.
Ta có thể tham khảo một số biện pháp sau để hướng người dân giảm việc sử dụng tiền mặt:
- Chính Phủ khuyến khích bằng cách giảm thuế nếu thanh tốn qua thẻ hay có những chính sách ưu đãi như về cho thuê mặt bằng hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động.
- Chính Phủ phải kiểm sốt được hoạt động của những người mua bán tiền mặt. - Đặt ra các hạn mức thanh toán bằng tiền mặt.
- Giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thanh toán bằng tiền mặt. - Dần dần chuyển sang thanh tốn khơng bằng tiền mặt: đầu tiên quy định việc mua bán các tài sản có giá trị lớn như: mua đất, mua xe, mua nhà,… muốn cơng nhận là hợp pháp phải được thanh tốn qua hệ thống ngân hàng. Sau đó, chuyển tất cả các giao dịch khác sang thanh toán qua hệ thống ngân hàng chỉ sử dụng tiền mặt khi giá trị nhỏ.
- Khuyến khích các ngân hàng thương mại phát hành, lắp đặt ngày càng nhiều các máy ATM, máy POS; nhằm gia tăng lượng thẻ, giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thông.
- Ban hành Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện khơng chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, để phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổ biến.
- Triển khai mạnh các tiện ích thiết thực và phổ biến như thanh tốn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng qua kênh dịch vụ ngân hàng điện tử, các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking.