THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.4. Thế giới khó kiểm sốt nguồn “tiền bẩn”:
Bản báo cáo điều tra về tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003 của Pricewaterhouse Coopers (PWC) dựa trên 3.600 cuộc phỏng vấn tiến hành tại 50 quốc gia trên thế giới cho thấy, tội phạm kinh tế đang tăng mạnh. Cứ 3 doanh nghiệp được hỏi, có một doanh nghiệp là nạn nhân của tội phạm rửa tiền.
Bản báo cáo cũng cho thấy những công ty càng lớn, khả năng bị tội phạm kinh tế “thăm viếng” càng cao, khơng có lĩnh vực nào là an tồn trước các loại tội phạm kinh tế. Những rủi ro cao nhất rơi vào lĩnh vực tài chính như ngân hàng và bảo hiểm. Theo số liệu thống kê năm 2001, cứ 6 ngân hàng thì có 1 ngân hàng khơng thể kiểm sốt nạn rửa tiền. Thực chất của ngành dịch vụ tài chính là truy cập các hoạt động tài chính phức tạp, cùng với số tài sản thực có và đây là mục tiêu trước mắt của người làm công tác chống gian lận tài chính. Loại hình tội phạm kinh tế phổ biến nhất trên thế giới hiện
nay là chiếm dụng vốn. Có tới 81% doanh nghiệp được hỏi đã từng trải qua ít nhất một lần bị chiếm dụng vốn, kế tiếp có thể kể đến các loại tội phạm rửa tiền, tội phạm trên mạng và thơng tin tài chính khơng trung thực.
Hiện rất khó để đưa ra con số tổng của hoạt động rửa tiền khi nó diễn ra ngồi số liệu thống kê kinh tế thơng thường. Nhóm hành động tài chính chống rửa tiền (FATF) và Liên Hợp Quốc dự đốn hiện có khoảng 1,5 nghìn tỷ USD bị rửa trên thế giới mỗi năm. Số tiền trên chiếm 2-5% GDP của tồn thế giới. Trong đó có tới phân nữa số tiền trên được rửa tại thị trường Hoa kỳ. Hoạt động rửa tiền ngồi khối ngân hàng cịn được thực hiện ở các giao dịch ngoại hối, môi giới chứng khốn và kinh doanh chứng khốn, bn bán kim loại quý hiếm. Ngay cả những nơi như quán bar, nhà hàng, Casino, công ty thương mại, kinh doanh ô tô, bất động sản, kinh doanh đồ cổ, các công ty bảo hiểm.
Trung Quốc đã đưa ra luật về phòng, chống rửa tiền năm 2003. Trong 3 đến 4 năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia đưa hoạt động chống rửa tiền vào hệ thống pháp luật, nhưng điều quan trọng hơn cả là xây dựng được một cơ chế phòng, chống rửa tiền. Hiện trên thế giới có 7 Hiệp Hội Phịng, Chống rửa tiền (Bắc Phi, Nam Phi, Thái Bình Dương, Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Âu,…). Việt Nam là thành viên của Hiệp Hội Phòng, chống rửa tiền Châu Á – Thái Bình Dương. Hiệp Hội này ra đời năm 1997.
Một nguồn tin của Hãng tin Reuters chỉ ra rằng, hàng năm trên thế giới có gần 150.000 cơng ty bình phong (cơng ty ma) được thành lập trên khắp thế giới. Tiền bẩn được chuyển qua các công ty này và đến hơn 60 “thiên đường tài chính” lên đến hàng tỷ USD. Theo tổ chức phi chính phủ Oxfam, số tiền này nhiều gấp 6 lần chi phí cần cho giáo dục cơ bản ở những nước đang phát triển và nhiều gấp 3 lần chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe cơ bản. Trong những năm 1970, người ta chỉ thấy có 25 quốc gia được xem là “thiên đường tài chính”, thì hiện nay con số này đã vượt lên đến 63 và khoảng phân nữa con số đó là những quốc gia hoặc lãnh thổ nằm dưới quyền bảo hộ
của Anh hoặc là của các quốc gia thuộc địa cũ. Chỉ riêng Anh, số tiền bị “chảy máu” ra ngoài dao động ở mức 30-123 tỷ Euro.