CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG VÀ CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM
3.1.1. Thành lập trung tâm thơng tin phịng, chống rửa tiền:
Xem xét lại chủ trương hình thành trung tâm thơng tin phịng chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Đã hội nhập cũng nên tuân thủ những sân chơi của khu vực và quốc tế.
Tổ chức chống rửa tiền ở Việt Nam nên tham khảo mơ hình đơn vị tình báo tài chính ở các quốc gia thành viên của FATF và nhất thiết phải trực thuộc Chính phủ để bộ máy này thật sự có một quyền hạn to lớn hơn nữa trong cuộc chiến đấu chống lại nạn rửa tiền và tham nhũng.
Chính sự yếu kém về quản trị ở các ngân hàng và định chế tài chính ở nước ta đã khiến tội phạm rửa tiền phát triển. Chống rửa tiền: vì vậy cần làm quyết liệt.
Hoạt động rửa tiền ở mỗi quốc gia khác nhau do những đặc thù riêng biệt nên không thể áp dụng một cách máy móc hồn tồn các biện pháp chống rửa tiền ở các nước trên thế giới vào trong nước.
Phịng chống rửa tiền khơng đơn thuần là phòng chống tội rửa tiền của các tổ chức mà phòng chống cả những hoạt động phạm pháp đã tạo ra nguồn tiền đó.
Do đó, nhiệm vụ trung tâm này cần phải thực hiện các yếu tố quan trọng sau:
- Liệt kê rõ ràng và chi tiết những tội danh có liên quan đến các hoạt động rửa tiền. Những tội danh này nên bao quát toàn diện 20 tội danh mà FATF đề xuất cho mỗi nước.
- Chính phủ cần phải khẩn trương ban hành bổ sung các loại tội danh ngoài các tội danh thông thường dẫn đến các hành vi rửa tiền như tham nhũng, trốn thuế… thì với đặc thù ở nước ta. Chỉ rõ đích danh các hành vi và tội phạm sau đây: (1) lạm dụng
thân thế chính trị, (2) các loại tội phạm về mơi trường vốn dĩ đã và đang hoành hành ở mức báo động và (3) các giao dịch nội gián nhằm thu lợi nhuận bất chính (chẳng hạn như định giá sai giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa để chiếm đoạt tài sản cơng).
- Phải có những biện pháp giám sát ở trình độ rất cao để chẩn đốn các nguồn gốc chính yếu của các nguồn tiền bẩn, hình thành từ hoạt động rửa tiền, là từ những hoạt động gì. Có thể đó là do bn lậu ma túy, tham nhũng, trốn thuế, giao dịch nội gián, lợi dụng uy thế chính trị, tội phạm môi trường…
Trong thời gian qua chúng ta chỉ mới đưa ra ánh sáng một số tội phạm rửa tiền liên quan đến các tội danh trốn thuế, buôn lậu ma túy.
Những nguồn tiền khác được tẩy sạch từ tội phạm tham nhũng hoặc các hành vi có liên quan đến các tội danh lợi dụng uy tín chính trị, mà điển hình là trường hợp con lợi dụng uy tín cha trong vụ mua bán quota ở Bộ Thương mại, hoặc những giao dịch nội gián nhằm thu lợi bất chính, chẳng hạn như định giá sai giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phẩn hóa để chiếm đoạt tài sản công vẫn chưa được thu hồi và đưa ra ánh sáng.
Nếu như Chính phủ và Quốc hội nêu đích danh các tội phạm này trong nghị định hoặc luật chống rửa tiền thì cuộc chiến đấu để chống lại các loại tội phạm này sẽ giảm thiểu ở mức đáng kể và chắc chắn sẽ thu hồi về cho ngân sách một khoản tiền không nhỏ.