THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.5.5.2. Nhận thức của dân chúng còn hạn chế:
Hiện nay, khái niệm rửa tiền còn khá mới mẻ so với người dân và các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, điều họ quan tâm là hoạt động rửa tiền có ảnh hưởng đến lợi ích hay hoạt động của họ hay khơng.
Việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền là một nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, do không được tuyên truyền giải thích khiến người dân và doanh nghiệp lo lắng:
- Có phải họ là đối tượng của hoạt động rửa tiền hay không.
- Các doanh nghiệp lo lắng các giao dịch của họ điều bị ghi sổ và sẽ gặp phiền toái nếu các cơ quan chức năng yêu cầu phải giải trình về các giao dịch.
- Lo lắng về mức độ bảo mật thơng tin giao dịch của mình khi mà đa phần các giao dịch đều bị ghi sổ.
Về mức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định của Nghị Định:
- Các giao dịch bằng tiền mặt và tổ chức thực hiện trong ngày trên 200 triệu đồng (hoặc tương đương) đối với các giao dịch tiền tệ.
- Trên mức 500 triệu đồng (hoặc tương đương) đối với các giao dịch tiền gửi tiết kiệm.
Ắt hẳn, các nhà làm luật Việt Nam cho rằng mức giá trị này là hợp lý để kiểm sốt, vì các quốc gia trên thế giới cũng sử dụng mức giá trị này trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam rất nhiều: ở Mỹ mức giá trị là 10.000 USD; ở Châu Âu là 15.000 EUR.
Nhưng họ đã qn, khơng tính đến yếu tố nền kinh tế tiền mặt của Việt Nam. Các quốc gia như Mỹ và các nước Châu Âu đã quen với việc thanh toán qua ngân hàng, việc sử dụng tiền mặt đối với họ rất hiếm, nên nếu một giao dịch bằng tiền mặt với mức giá trị trên khơng tránh khỏi nghi ngờ có liên quan đến rửa tiền.
Tại Việt Nam, có những người đã từng cầm hàng tỷ đồng hay vàng để mua nhà, nhưng điều đó được mọi người chấp nhận do tập quán dùng tiền mặt.
Vì vậy, với những lo lắng trên thì người dân và các doanh nghiệp có xu hướng chuyển hẳn sang giao dịch bằng tiền mặt để tránh rắc rối.
Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tn thủ hồn tồn Nghị Định chống rửa tiền, một phần vì lo ngại mất khách, một phần khác do những vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện. Đơn cử, chỉ riêng một cơ sở giao dịch của Ngân Hàng Quốc Doanh, khối lượng tiền thu chi từ các nguồn khác nhau có thể lên tới hàng tỷ đồng, nếu cứ phải báo cáo mỗi khi tổng giá trị giao dịch của một khách hàng đạt 200- 500 triệu đồng thì khối lượng việc vơ cùng lớn.
Như vậy, nếu với mục tiêu chống rửa tiền, biện pháp giám sát các lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng ở một mức nhất định có thể chỉ ngăn chặn được phần ngọn mà chưa đánh thẳng vào phần gốc, chưa kể có thể gây ra những tác động phụ không mong muốn đối với những người gửi tiền lương thiện nhưng ngại phiền phức và cả đối với hệ thống ngân hàng nước ta đang nổ lực thu hút nguồn tiền…
Để phân biệt tiền sạch, tiền bẩn cho mục tiêu chống rửa tiền cần phải được thực hiện ngay từ các giao dịch ngoài hệ thống ngân hàng.