Quá trình ra đời các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua ngân hàng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Quá trình ra đời các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam:

chống rửa tiền ở Việt Nam:

“Rửa tiền” khơng cịn là hiện tượng xảy ra trong phạm vi một quốc gia mà là hiện tượng ngày càng mang tính chất quốc tế nên cần có sự phối hợp không chỉ ở các tổ chức trong nước mà cần có sự hợp tác quốc tế. Điều này thể hiện trước hết ở các văn bản pháp quy chống “rửa tiền”.

Đứng trên phương diện quốc tế, văn bản pháp quy mang tính chất phổ biến được nhiều quốc gia biết đến là Khuyến nghị về chống “rửa tiền” của FATF – tổ chức hay lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền và tội phạm tài chính. Những khuyến nghị này được xem là các phương pháp cơ bản cho việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý chống lại việc “rửa tiền” với các nội dung cơ bản sau:

* Từ khuyến nghị 1 đến khuyến nghị 3 là các quy định chung, khuyến nghị các quốc gia nên từng bước và tiến tới thực hiện đầy đủ 40 khuyến nghị này. Yêu cầu đặt ra là: các quy định trong luật bảo vệ khách hàng của các tổ chức tín dụng khơng cản trở việc thực hiện các quy định về phịng, chống rửa tiền. Để chương trình phịng, chống rửa tiền đạt kết quả cao cần có sự nỗ lực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phịng chống xét xử tội phạm nói chung.

* Từ khuyến nghị 4 đến khuyến nghị 6 là các quy định nêu lên phạm vi hoạt động phạm tội rửa tiền, khuyến nghị các quốc gia tạo lập các cơ sở pháp lý cho việc chống “rửa tiền” và bổ sung hoàn thiện các cơ sở pháp luật này nhằm đảm bảo các quy định ln phù hợp với tình hình thực tiễn và sự phát triển của xã hội. Danh mục các loại tội phạm dẫn đến hành vi “rửa tiền” cần được xác định và bổ sung theo mức độ hành vi phức tạp của hoạt động phạm tội của từng thời kỳ.

* Khuyến nghị 7 nêu lên chính sách pháp lý cho việc xử lý, tước đoạt xung công các tài sản và thu nhập bất hợp pháp trong các vụ “rửa tiền” và các văn bản hợp tác quốc tế. Mặt khác, khuyến nghị cũng nêu lên việc thực hiện tốt các văn bản pháp quy quy định về việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Việc áp dụng tốt các chế tài áp dụng đối với các vi phạm hợp đồng kinh tế có tác dụng tích cực, thúc đẩy việc thực hiện các quy định về chống rửa tiền.

* Khuyến nghị 8 và khuyến nghị 9 là quy định về các đối tượng phải thực hiện các quy chế giám sát tài chính và thực hiện nhận dạng khách hàng, lưu giữ hồ sơ về các giao dịch đáng ngờ. Theo khuyến nghị, việc thực hiện cơ chế giám sát tài chính nên được áp dụng đối với tất cả các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Việc thực hiện cơ chế giám sát tài chính, phát hiện và tố giác các khách hàng và các giao dịch đáng ngờ khơng có tính chất bắt buộc nhưng được khuyến khích thực hiện ở các doanh nghiệp và ở các tổ chức tài chính chuyên ngành khác. Danh mục các hoạt động tài chính bắt buộc phải thực hiện nhận dạng khách hàng gửi báo cáo đến các nhà chức trách chống rửa tiền và lưu giữ hồ sơ, các giao dịch đáng ngờ được Chính phủ các nước xác định và bổ sung phù hợp với bối cảnh cụ thể.

* Khuyến nghị 10 đến khuyến nghị 13 nêu lên cách thu thập thơng tin nhận dạng khách hàng (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) và quy định thời hạn lưu giữ hồ sơ, thông tin về khách hàng và các lần giao dịch (ít nhất là 5 năm) mà các tổ chức hoạt động tài chính phải thực hiện. Nguyên tắc chung là không cho mở tài khoản thực hiện ủy thác và cho thuê két sắt an toàn dưới các tên giả hoặc khuyết danh, các thông tin cơ bản của khách hàng bao gồm: tên, địa chỉ, ..., căn cứ vào các giấy tờ tài liệu chính thức như: đối với cá nhân có thể là giấy chứng minh thư, hộ chiếu, giấy phép lái xe; đối với các tổ chức có thể là các giấy phép thành lập cơng ty, ngành nghề kinh doanh, nơi đóng trụ sở chính ... Đối với những khách hàng có những thơng tin chưa rõ ràng, tổ chức tài chính cần tiến hành thẩm tra nhằm có được những thơng tin trung thực nhất về khách hàng, việc lưu giữ thông tin phải đáp ứng được việc tái hiện lại từng phần giao dịch (thời

gian, số lượng và tiền tệ trong các lần giao dịch đó) của khách hàng phục vụ tốt nhất cho việc điều tra khi có yêu cầu của nhà chức trách.

* Từ khuyến nghị 14 đến khuyến nghị 19 nêu lên các hình thức động viên, khen thưởng các tổ chức – tài chính thực hiện tốt các quy định chống rửa tiền và các quy định pháp lý bảo vệ các tổ chức và cá nhân thực hiện các quy định chống rửa tiền. Các quy định về kiểm soát nội bộ để tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống, quy định cấm tổ chức và cá nhân cảnh báo với khách hàng về các thông tin đáng ngờ đã báo cáo. * Từ khuyến nghị 20 đến khuyến nghị 21 nêu lên việc thực hiện các quy định chống rửa tiền đối với các tổ chức chi nhánh hoạt động tại các nước khơng có hoặc chưa có đủ các quy định chống rửa tiền.

* Từ khuyến nghị 22 đến khuyến nghị 25 nêu một số biện pháp phòng ngừa khác.

* Từ khuyến nghị 26 đến khuyến nghị 29 nêu mối quan hệ qua lại giữa việc thực hiện các quy định chống rửa tiền với các quy định khác về xử phạt hành chính hoặc xử lý các tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế...

* Từ khuyến nghị 30 đến khuyến nghị 40 nêu lên các quy định về tăng cường hợp tác quốc tế, như các quy định về trao đổi thông tin, quy định về điều tra, định giá, thu hồi tài sản và thu nhập bất hợp pháp tham gia vào các vụ rửa tiền, các quy định về nguyên tắc xét xử, địa điểm xét xử và tỷ lệ phân chia tài sản tịch thu khi có các vụ phạm tội xuyên quốc gia và các quy định về dẫn độ tội phạm.

Các khuyến nghị này được coi như là cẩm nang cho các quốc gia trong việc chống nạn “rửa tiền”.

Đứng trên phương diện quốc gia, mỗi quốc gia cần có văn bản pháp quy chuyên về lĩnh vực chống rửa tiền như các Nghị định chống “rửa tiền”, các đạo luật, bộ luật về chống “rửa tiền”. Do thu nhập của bọn tội phạm “làm sạch” là các thu nhập từ các hoạt động bất chính nên các văn bản pháp quy về chống rửa tiền cần có sự thống nhất với các văn bản đã có về chống các loại hình tội phạm như bộ luật hình sự, luật dân sự.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên định nghĩa rửa tiền được quy định rõ ràng trong khoản 1, điều 3 của Nghị Định số 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền ngày 07 tháng 06 năm 2005.

Sau đó là hàng loạt các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam những năm gần đây :

- Điều 11 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12 ngày 29/6/2010) về trách nhiệm phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

- Thông tư số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khốn và trị chơi giải trí có thưởng.

- Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 13/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.

- Quyết định số 378/QĐ-NHNN ngày 08/3/2011 ban hành Kế hoạch thực hiện cơng tác phịng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong ngành Ngân hàng.

- Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12/8/2010 về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

- Quyết định số 163/QĐ-BCĐPCRT ngày 12/4/2010 ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự của Quốc hội Khóa XII kỳ họp thứ 5 số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009.

- Chương trình TRAML và hướng dẫn sử dụng.

- Thông tư 22/2009/TT-NHNN, ngày 17/11/2009 Hướng dẫn các biện pháp phịng chống rửa tiền Đính kèm: - Báo cáo các giao dịch nộp tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên; - Báo cáo các giao dịch rút tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên; - Báo cáo các giao dịch gửi hoặc rút tiết kiệm bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên; - Báo cáo giao dịch đáng ngờ.

- Văn bản mới nhất hiện nay là Dự Thảo Luật Phòng Chống Rửa đang được đưa ra để lấy ý kiến đóng góp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua ngân hàng ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)