THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.5.5. Những hạn chế trong hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam: 1 Nền kinh tế vẫn còn sử dụng tiền mặt là phổ biến:
2.5.5.1. Nền kinh tế vẫn còn sử dụng tiền mặt là phổ biến:
Có một sự khác nhau cơ bản giữa nền kinh tế hầu như không sử dụng tiền mặt ở Mỹ và nền kinh tế tiền mặt của nước ta.
Trong nền kinh tế của Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác, các giao dịch lớn chủ yếu được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức và cá nhân không sử dụng tiền mặt để thực hiện các giao dịch lớn. Họ đã quen gửi tiền vào ngân hàng và giao dịch thanh toán mọi thứ qua hệ thống này. Lâu dần, các chính phủ dựa theo tập quán này để thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm soát hữu hiệu về thuế bằng cách quy định bắt buộc mọi giao dịch lớn đều phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Toàn xã hội trở nên xa lạ với hiện tượng dùng tiền mặt để mua nhà, mua xe… hoặc những loại tài sản khác có giá trị lớn. Việc dùng một số lượng tiền mặt lớn (vài chục ngàn, vài trăm ngàn USD) để mua bán, giao dịch đều bị xem là những hiện tượng bất thường và khơng được những người làm ăn đàng hồng chấp nhận.
Không người lương thiện nào dám bán một tài sản có giá trị lớn của mình để nhận lại một số tiền mặt lớn. Không người lương thiện nào dám giữ một số lượng lớn tiền mặt trong nhà. Trừ khi chứng minh được là thắng canh bạc lớn tại các sòng bạc, một người tự nhiên có trong tay một số tiền mặt vài chục ngàn, vài trăm ngàn đô la Mỹ
chắc chắn sẽ bị nghi ngờ về một nguồn gốc bất minh của số tiền đó. Hầu như chỉ có giới tội phạm, các tay bn bán ma túy, bn lậu vũ khí mới có trong tay những khoản tiền mặt lớn như thế.
Ở các nước này, đồng tiền mặt, với số lượng lớn và tập trung được xem là đã bị nhuộm bẩn.
Ngược lại, trong những nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tiền mặt là phương tiện thanh tốn phổ biến nhất. Khơng chỉ tiền mặt bản xứ, vàng, đô la Mỹ cũng được sử dụng rộng rãi trong việc mua bán các loại hàng hóa, tài sản có giá trị lớn. Việc mua bán các tài sản, hàng hóa như nhà cửa xe cộ, đất đai với giá trị tương đương hàng tỷ đồng, hàng trăm, hàng ngàn lượng vàng, hàng trăm ngàn USD không phải là chuyện hiếm. Các giao dịch như thế đều được xã hội mặc nhiên thừa nhận, hơn nữa còn tỏ ra tiện lợi, nhanh chóng. Thử hỏi, trong tổng số các căn nhà ở khu Phú Mỹ Hưng, Nam Sài Gòn được bán ra mà tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ, đã có bao nhiêu phần trăm được thanh toán qua ngân hàng? Theo luật, đồng bạc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành có hiệu lực thanh tốn khơng hạn chế trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nhà nước cũng chưa có quy định nào về việc hạn chế thanh tốn tiền mặt cho các giao dịch có giá trị lớn. Đồng tiền mặt, do vậy, đã hợp pháp và “sạch” ngay từ khi nó cịn ở ngồi hệ thống ngân hàng. Một khi nó đã được sạch ngay từ khi nằm ngoài hệ thống ngân hàng, vậy cần gì phải “rửa” nó bằng cách đưa vào trong ngân hàng để rồi có thể bị “lộ tẩy”?