Hiệu lực phác đồ chloroquine đối với bệnh nhân sốt rét do P vivax 1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu mắc sốt rét P viva

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực dihydroartemisinine piperaquine điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng và chloroquine điều trị Plasmodium vivax tại một số điểm miền Trung Tây Nguyên (2011 2012) (Trang 111 - 113)

- Sau 12 giờ 14 (25,0) 30 (48,39) 26 (55,32) Sau 24 giờ27 (48,21)42 (67,74)31 (65,96)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2. Hiệu lực phác đồ chloroquine đối với bệnh nhân sốt rét do P vivax 1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu mắc sốt rét P viva

4.2.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu mắc sốt rét P. vivax

Với tổng số 59, 64 và 50 bệnh nhân nhiễm đơn thuần loài P. vivax lần lượt ở 3 điểm Quảng Trị, Gia lai và Ninh Thuận xét nghiệm đủ tiêu chuẩn về mật độ KSTSR, song do một số yếu như bệnh nhân đến với nhóm nghiên cứu có một số biểu hiện sốt rét nặng hoặc đe dọa ác tính (4), hoặc bệnh nhân là phụ nữ mang thai (1) hoặc đi học/ hoặc làm việc ở xa, hoặc bệnh nhân từ Lào sang (1) nên không thể đưa vào nhóm nghiên cứu vì tiên đoán khả năng mất mẫu là rất lớn, nhất là liệu trình theo dõi nghiên cứu kéo dài nhiều ngày (ít nhất 28 ngày). Tất cả các trường hợp không đưa vào nghiên cứu đều được xử trí bằng thuốc sốt rét đặc

hiệu artesunate (đối với ca đe dọa sốt rét ác tính) hoặc thuốc chloroquine (CQ) đủ liệu trình ba ngày theo phác đồ của Bộ Y tế (2009) và rút khỏi nghiên cứu.

Vì thuốc CQ thuộc nhóm thuốc chống sốt rét 4 - aminoquinolein và chất chuyển hóa hydroxychloroquine có thời gian bán hủy khoảng 32 - 51 ngày, nên thời gian theo dõi liệu trình tối thiểu 28 ngày (theo quy trình của TCYTTG 2009), quá trình nghiên cứu chỉ có một số bệnh nhân mất theo dõi do nhiều lý do khác nhau.

Trong số các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, giới tính nam cao hơn nữ ở hầu hết các điểm, kết quả phân tích cho thấy nam giới chiếm 64,29%; 80,65% và 65,96% lần lượt ở Quảng Trị, Gia Lai và Ninh Thuận, trong khi nữ giới chỉ chiếm 35,71%; 19,35% và 34,04%.

Độ tuổi trung bình là tuổi lao động, trong đó nhóm tuổi trên 15 chiếm đa số với 50% (Quảng Trị), 70,97% (Gia Lai) và 61,70% (Ninh Thuận), tiếp đến là nhóm tuổi từ 5 - 15 lần lượt là 39,29% (Quảng Trị), 25,81% (Gia Lai) và 31,91% (Ninh Thuận). Riêng nhóm tuổi nhỏ hơn 5 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Cả tuổi và giới tính trong nghiên cứu này đều phù hợp với các điều tra dịch tễ học về mắc sốt rét hay nghiên cứu đánh giá kháng thuốc trước đây.

Liên quan đến dân tộc, số bệnh nhân mắc sốt rét đa phần là người dân bản địa, như dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị chiếm 94,64%, dân tộc Jarai ở Gia Lai chiếm 80,64% và dân tộc Ragley ở Ninh Thuận chiếm 89,36%. Phần lớn họ nhiễm bệnh tại chỗ do điều kiện nhà sát rừng, hoặc họ đi vào rừng, rẫy cách xa nhà khoảng 6-8 km hoặc xa hơn (như ở Ninh Thuận và Gia Lai) hoặc đi giao lưu qua Lào như ở Quảng Trị một thời gian dài chỉ trong địa bàn khoảng 5 km.

Số dân tộc khác như Kinh, Tày, Nùng (có cả người Thái và Dao) do di cư tự do từ một số tỉnh phía bắc Việt Nam (Hà Giang, Thái Bình, Thái Nguyên,…) vào Gia Lai làm ăn sinh sống, làm nhà ở lâu dài hoặc người Pa Cô (hay Pa Kô) chỉ có một số hộ với vài nhân khẩu ở tại điểm nghiên cứu xã Xy huyện Hướng hóa, tỉnh Quảng Trị và người Chăm ở huyện Ninh Phước đi vào vùng núi xã

Phước Chiến mua bán nhỏ và đổi đồ đạc (quần áo, xoong nồi, thức ăn,…) ở thời gian dài và bị mắc sốt rét khi ở các rẫy rừng ngủ lại qua đêm.

Với nghề nghiệp của các bệnh nhân là hầu như quanh năm họ đều tham gia làm trên nương, rẫy (trồng bắp, ngô, trồng, tiêu, mì, lúa, đậu xanh) hoặc vào rừng khai thác gỗ, đào trầm, bẫy thú, bẻ măng chiếm đa số nên chính công việc và nghề nghiệp đó là nguy cơ mắc sốt rét trên những ca bệnh trong nghiên cứu này và số đối tượng này chiếm tỷ lệ cao 75,0%; 90,32% và 63,83% trong nhóm bệnh nghề nghiệp liên quan mắc sốt rét.

Các ca bệnh tập trung nhiều vào các thời điểm đỉnh bệnh sốt rét, lan truyền cao tại từng điểm nghiên cứu ở mỗi tỉnh. Một người có thể liên quan và làm việc nhiều công việc có nguy cơ mắc bệnh như làm rẫy, đi làm thuê, đi bẫy thú, đi học và ngoài giờ nghỉ đi cùng gia đình vào rừng, hoặc cha mẹ địu con lên rừng, rẫy ở lại đó cả nhiều tuần đến nhiều tháng, nhất là thời điểm vụ mùa và thu hoạch, nên sẽ có nhiều đứa trẻ mắc bệnh đồng thời cùng với cha mẹ chúng khi đến tiếp cận cơ sở y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực dihydroartemisinine piperaquine điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng và chloroquine điều trị Plasmodium vivax tại một số điểm miền Trung Tây Nguyên (2011 2012) (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w