Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực dihydroartemisinine piperaquine điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng và chloroquine điều trị Plasmodium vivax tại một số điểm miền Trung Tây Nguyên (2011 2012) (Trang 37 - 42)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, chọn 3 điểm nghiên cứu tại 3 tỉnh khác nhau thuộc các khu vực khác nhau: huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai (thuộc Tây Nguyên), huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận (thuộc nam miền Trung) và huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (thuộc bắc miền Trung).

2.1.1.1. Xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

Là vùng sốt rét lưu hành nặng có mặt hai loài chủ yếu P. falcipparum

P. vivax với tiềm năng đa kháng kháng thuốc, là một trong những vùng sốt rét trọng điểm, không có tình hình giao lưu biên giới của người dân xã này với các quốc gia khác trong khu vực. Đây là một trong những xã có tình hình sốt rét diễn biến phức tạp của huyện Thuận Bắc nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung.

Xã nằm ở khu vực ven biển nam miền Trung, với địa bàn toàn xã nằm vùng núi thuộc huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thị trấn huyện khoảng 20 km và 45 km về phía thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Xã có thôn Tập Lá giáp ranh với xã Phước Thành của huyện Bác Ái (cũng là vùng SRLH nặng) và thôn Ma Trai giáp ranh với thôn Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Xã gồm có 4.267 nhân khẩu với chủ yếu (trên 95%) là đồng bào dân tộc Raglai, số ít < 4% là dân tộc Kinh và Chăm, khoảng 1% là dân tộc K’Hor. Xã gồm 5 thôn, buôn là thôn Đầu Suối A (với 182 hộ/761 dân), thôn Đầu Suối B (66 hộ/231 dân), thôn Tập Lá (239 hộ/ 1017 dân), thôn Ma Trai (188 hộ/841 dân), thôn Động Thông (294 hộ/1315 dân). Tình hình sốt rét hằng năm ở đây khá phức tạp, nhất là tại thôn Động Thông và Đầu Suối A, Tập Lá.

Nhân lực của trạm y tế xã gồm có 6 người (1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 y tá, 1 dược sĩ trung cấp, 1 nữ hộ sinh trung cấp và 1 nữ hộ sinh sơ cấp). Tổng số y tế thôn bản là 5, trình độ từ lớp 9/12 và không phải lúc nào cũng hoạt động thường xuyên và đúng chương trình. Nhân lực phụ trách sốt rét đối lúc thiếu và luân chuyển, thậm chí nghỉ việc.

Đa số dân sống trong vùng SRLH nặng. Địa hình đồi núi, nhiều khe suối, nước chảy chậm. Phong tục tập quán còn lạc hậu, nhiều nhóm người đi làm trong rừng thường xuyên cư trú và ngủ lại trên rẫy, khiến công tác PCSR phức tạp và khó kiểm soát. Hàng năm, mùa sốt rét thường rơi vào từ tháng 6 - 8 và tháng 9- 11, song năm nay tình hình sốt rét có diễn biến khác hơn, chỉ mới đầu tháng 2 đã xuất hiện nhiều ca sốt rét trong địa bàn. Tháng 4, 5, 6, 7 dân tập trung đi rừng và rẫy để bón phân, thu hái đậu xanh, măng rừng, trồng ngô, mì tùy theo mùa khác nhau.

Số ca sốt rét của xã trong 2 năm qua tương đối cao so với các điểm khác của huyện Thuận Bắc và tỉnh Ninh Thuận nói chung, hơn 90% là loại ký sinh trùng P. falciparum, số ca P. vivax chiếm khoảng 5 - 8% và có một tỷ lệ nhỏ P. malariae (< 1%). Song có thời điểm tỷ lệ P. vivax tương đối cao

Đây là một một trong những điểm thuộc vùng sốt rét lưu hành có ký sinh trùng sốt rét P. falcipparum đa kháng thuốc của Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Xã Iake thuộc huyện Phú Thiện được chia tách về mặt hành chính từ huyện Ajun Pa, tỉnh Gia Lai cách nay 6 năm và thuộc khu vực Tây Nguyên. Đa số dân sống trong vùng SRLH nặng. Địa hình nhiều đồi núi, khe suối và rừng, đời sống kinh tế xã hội dân cư còn nhiều khó khăn và hạn chế nhiều mặt, kể cả văn hóa. Phong tục tập quán còn lạc hậu, nhiều toán người đi làm trong rừng thường xuyên cư trú và ngủ lại trong rẫy dài ngày, có khi ở lại 2 tuần đến 1 tháng khiến công tác phòng chống sốt rét phức tạp, khó khăn và khó kiểm soát.

Hình 5. Địa điểm, sinh cảnh điểm nghiên cứu Phú Thiện, Gia Lai

Với địa bàn huyện Phú Thiện nằm vị trí giáp ranh với các huyện Ayun Pa, Kon Ch’Ro, Chư Sê và Chư Pứ. Địa bàn huyện bao gồm có 9 xã (Chư A Thai, Ayun Hạ, Ia Ke, Ia Sol, Ia Piar, Ia Peng, Chro Hpo Nan, Ia Hiao, Ia Yeng) và 1 thị trấn là Phú Thiện. Tổng số thôn, buôn là 109 với trên 6.000 hộ và 72.540 người dân và tất cả đều nằm trong vùng SRLH, dân tộc chủ yếu là Gia rai (92%), một số nhóm dân tộc di cư từ miền núi phía Bắc vào chiếm tỷ lệ 5% là Tày, Nùng, Thái, Mường, số còn lại là dân tộc Kinh. Nghề sinh sống của họ chính yếu

là làm nương, rẫy, trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, đậu lạc, mía, khai thác lâm thổ sản. Mùa sốt rét chủ yếu là tháng 6 - 7 và tháng 10 - 12 hằng năm. Một số xã trọng điểm với số ca mắc và có KSTSR cao như Ia Ake, Ia Sol, khu phố 10, Chư A Thai, nhiều năm liên tiếp từ 2007-2011 với số BNSR cao so với các xã khác, hơn 93% là loại ký sinh trùng sốt rét P. falciparum, P. vivax chiếm tỷ lệ < 6%.

2.1.1.3.Xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Xã Xy thuộc vùng SRLH nặng có mặt cả 2 loài KSTSR là P. falcipparum

P. vivax, đồng thời là một trong những vùng sốt rét trọng điểm, một trong những nơi có tình hình giao lưu biên giới Việt - Lào phức tạp nhất của tỉnh Quảng Trị.

Hình 6. Địa điểm, sinh cảnh điểm nghiên cứu Hướng Hóa, Quảng Trị

Là một trong 6 xã vùng lìa biên giới giữa 2 nước Việt Nam và Lào, đáng chú ý là 3 xã phía bắc. Đây là một xã trọng điểm về sốt rét, với địa bàn nằm trên vùng núi thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách trung tâm thị trấn Hướng Hóa khoảng 45 km và gần 120 km về phía thành phố Đông Hà. Điểm đặc biệt

của xã có nhiều hộ gia đình xây, cất nhà tạm hoặc kiên cố cạnh rừng (chỉ chừng 150-200 mét) nên lây truyền bệnh SR rất dễ, số hộ và dân nằm màn không đạt con số cao, có nơi chỉ đạt 50%. Phần lớn các xã vùng lìa giáp ranh với biên giới nước Lào có công tác PCSR giữa hai bên còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, đôi khi phức tạp; trạm y tế xã tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ Lào sang, có tháng lên đến 30 - 40 ca. Xã Xy gồm có 1.851 nhân khẩu với chủ yếu (trên 95%) là đồng bào dân tộc Vân Kiều, số ít hơn 5% là dân tộc Kinh (đi vào giao lưu mua bán và khai thác lâm thổ sản) và một số rất ít là người Lào (gốc Việt) hay đi qua lại buôn bán và giao lưu thường xuyên qua các con đường tiểu ngạch.Xã Xy gồm 6 thôn, bản là Troan Ô (gồm 48 hộ / 270 người), thôn Tà Nou (50 hộ/ 290 người), thôn T’Ra Man (106 hộ/ 580 người), thôn Xy La (33 hộ/ 192 dân), thôn T’roan Thượng (48 hộ/ 269 dân), thôn Xy Kà Reo (40 hộ/ 250 dân). Trong đó, 3 thôn, buôn giáp Lào (Troan Ô, Tà Nou và T’Ra Man) có tình hình SR diễn biến hằng năm rất phức tạp.

Nhân lực của trạm y tế xã gồm có 6 người (2 y sĩ, 2 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng viên và 1 chuyên trách về dân số kế hoạch hóa gia đình). Tổng số y tế thôn bản là 7 (vì có thôn T’Ra Man đông dân nên có 2 y tế thôn bản quản lý), trình độ của họ đều từ lớp 9/12 và không phải lúc nào cũng hoạt động thường xuyên. Nhân lực phụ trách SR hoạt động tích cực nhưng chưa thể đảm trách hết địa bàn phụ trách.

Hàng năm, mùa sốt rét thường rơi vào từ tháng 8 - 9 và tháng 10 - 12, song 2 năm gần đây tình hình sốt rét có diễn biến khác hơn, chỉ mới đầu tháng 5 đã xuất hiện nhiều trường hợp sốt rét trong địa bàn. Tháng 6, 7, 8, 9 người dân tập trung đi phát rẫy trỉa lúa, vào rừng hoặc qua rừng Lào để khai thác gỗ, lấy măng rừng bán và dùng trong bữa ăn, vận chuyển gỗ thuê, trồng mì, lấy mật ong rừng và sẵn bắt thú. Ban đêm, người bên Lào qua xã Xy xem ti vi và giao lưu, ngủ lại phía bên Việt Nam. Phụ nữ mang thai thời điểm nghiên cứu là 12, vẫn đang sống trong vùng SRLH. Số ca sốt rét của xã trong 2 năm qua tương đối cao so với các điểm khác của huyện Hướng Hóa và tỉnh Quảng Trị nói chung, hơn 90% là loại

KST P. falciparum, số ca P. vivax chiếm khoảng 4 - 5% và có một tỷ lệ nhỏ P. malariae ( < 1%).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu lực dihydroartemisinine piperaquine điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng và chloroquine điều trị Plasmodium vivax tại một số điểm miền Trung Tây Nguyên (2011 2012) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w