Cơ chế quản lý tài chính nhà nước (không tự chủ tài chính).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Các qui định về quản lý tài chính nhà nước thể hiện trong Luật NSNN, trong đó các khoản chi được phân loại theo các đơn vị sử dụng ngân sách và

theo tính chất kinh tế và đối tượng chi ví dụ: tiền lương, tiền cơng, bảo hiểm, cơng tác phí, mua sắm, sửa chữa…Và theo luật NSNN năm 2002, có hiệu lực thi hành từ tháng 01 năm 2004. Các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ được thực hiện

các khoản chi ngân sách Nhà nước khi có đủ các điều kiện (điều 05, Luật NSNN năm 2002):

- Đã có trong dự tốn ngân sách được giao, trừ trường hợp vào đầu năm

ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu chi khơng thể trì hỗn được cho tới khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định (điều 52 Luật NSNN năm 2002)

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

qui định.

Như vậy, ngân sách đã chỉ rõ mục tiêu của các khoản chi, chi phí của các “chương trình”, các cách thức đo lường kết quả thực hiện của mỗi chương trình. Và cơng việc của nhà quản lý đơn vị chi tiêu là đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của nhà nước (như định mức, tiêu chuẩn, chế độ…) chứ khơng

phải là suy nghĩ tìm cách sử dụng tiền ngân sách sao cho hiệu quả (kinh tế). Thay vì khen thưởng các khoản tiết kiệm thì đơn vị chi tiêu buộc phải nộp trả số kinh phí chưa sử dụng hết. Và phương pháp quản lý theo yếu tố đầu vào phù

hợp với mục tiêu cơ bản của cơ chế quản lý tài chính này.

Phương thức quản lý theo yếu tố đầu vào là phương thức thực hiện ngân

sách truyền thống hay còn gọi là ngân sách tuân thủ.

Mục tiêu chính của hệ thống ngân sách truyền thống là làm cho ngân sách trở thành một công cụ tuân thủ các qui định về quản lý tài chính cơng. Theo phương pháp này, các khoản chi được phân loại theo đối tượng sử dụng và theo tính chất kinh tế, ví dụ: tiền lương, tiền công, mua sắm sửa chữa….Phương pháp này địi hỏi việc lập dự tốn chi phải rất chi tiết theo từng khoản mục chi mà

người ta thường gọi là dịng ngân sách. Thơng thường mỗi đơn vị phải xây dựng hàng ngàn dịng, thậm chí đến chục ngàn dịng ngân sách, nếu đơn vị có qui mơ hoạt động lớn và phạm vi rộng. Căn cứ để lập ra các dòng ngân sách là các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định.

Một khi dự tốn được thi hành, việc chi tiêu cho từng đối tượng, nội dung chi

như lúc lập dự toán. Tuyệt đối không được phép chuyển giao giữa các đối tượng chi, ví dụ: khơng được dùng những kinh phí dành cho việc mua sắm vật liệu, dụng cụ còn lại để chi cho nhân viên dưới mọi hình thức: trợ cấp, phụ cấp, khen thưởng thành tích…Điều đó có nghĩa là, cơng việc của nhà quản lý tài chính nhà nước và quản lý tài chính đơn vị sử dụng ngân sách là đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được ban bố, chứ khơng phải là suy nghĩ tìm cách sử dụng ngân sách sao cho hiệu quả. Thay vì khen thưởng thành tích tiết kiệm thì nhà nước buộc họ phải nộp trả số kinh phí chưa sử dụng hết. Chính vì vậy mà phương pháp quản lý này đã bị chỉ trích mạnh mẽ, trong đó sự chỉ trích mạnh nhất là hệ thống này khơng giải quyết được những vấn đề then chốt theo các

mục tiêu do Chính phủ đề ra cho từng ngành, đơn vị. Các mối liên kết giữa ngân sách với những hàng hoá, dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp cơng lập cung cấp thường yếu kém và ít có động lực để đơn vị chi tiêu sử dụng kinh phí một cách hiệu quả. Các đơn vị chi tiêu chỉ quan tâm đến việc thực hiện bao nhiêu tiền chứ chưa quan tâm đến số tiền đó sẽ để làm gì. Vì vậy, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 50 của thế kỷ trước, rất nhiều cuộc cải cách về cơ chế quản lý tài chính cơng tại các quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang phát triển đã được thực hiện. Đó là phương thức quản lý theo kết quả đầu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)