Vấn đề thứ nhất, phân tích và so sánh tốc độ tăng chi…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

Bảng 2.14: So sánh tốc độ tăng chi giáo dục và tăng chi thường xuyên.

Chỉ tiêu ĐV tính 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi t/xuyên Tr/đồng 9.476,072 10.740,778 14.435,78 17.285,75 21.104,72 Tốc độ tăng T/X % 100 113,34 134,41 119,74 122,09 Tổng chi SNGD Tr/đồng 1.595,29 2.148,42 2.663,463 3.417,91 4.086,55 Tốc độ tăng chi SNGD % 100 134,67 123,97 128,33 119,56

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí minh

Có hai vấn đề khi nghiên cứu tốc độ tăng chi thường xuyên và tăng chi

cho sự nghiệp Giáo dục.

Một là, tốc độ tăng chi thường xuyên hợp lý

Ngoài tốc độ tăng đột biến của năm 2008 do thực hiện một số giải pháp

chống suy thoái kinh tế và thực hiện chính sách an sinh xã hội trong điều kiện lạm phát và suy thoái kinh tế, tốc độ tăng chi thường xuyên của ngân sách

Thành phố luôn thể hiện sự hợp lý khi mà tốc độ tăng luôn bảo đảm nhỏ hơn

này chứng tỏ nguồn lực của Thành phố được ưu tiên cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Hai là, tốc độ tăng chi cho sự nghiệp Giáo dục khơng ổn định và một số

năm có sự chênh lệch ngược chiều với tốc độ tăng chi thường xuyên.

Năm 2007, tốc độ tăng chi thường xuyên chỉ có 13,34%, trong khi tốc độ tăng chi sự nghiệp Giáo dục lại là 34, 67%; năm 2008, tốc độ tăng chi thường xuyên là 34,41%, trong khi tốc độ tăng chi sự nghiệp Giáo dục chỉ có 23,97%;

và năm 2010, tốc độ tăng chi thường xuyên là 22,09% trong khi tốc độ tăng chi sự nghiệp Giáo dục chỉ có 19,56%. Tình hình trên đang đặt ra nhiều vấn đề phải phân tích để có một chiến lược chi ngân sách cho Giáo dục một cách thoả đáng.

Ba là, vấn đề phân cấp chi Giáo dục.

Với thẩm quyền về phân cấp thu, chi, phân bổ ngân sách trên địa bàn, Thành phố đã thực hiện phân cấp chi thường xuyên cho sự nghiệp Giáo dục tới cấp Quận, huyện phù hợp với phân cấp quản lý ngành:

- Sở Giáo dục – đào tạo trực tiếp quản lý các trường chuyên, trường phổ thông trung học, trường cao đẳng và trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trực thuộc Sở.

- Phòng Giáo dục quận, huyện trực tiếp quản lý các trường Phổ thông trung học, tiểu học trở xuống.

Việc phân cấp chi gắng liền với phân cấp quản lý đã tạo điều kiện cho các

đơn vị thuộc ngành Giáo dục quản lý biên chế và kinh phí hoạt động theo đúng

Luật Giáo dục và Luật NSNN. Phòng Giáo dục được quyền nhận cán bộ, giáo

viên (qua kiểm tra văn bằng, thử việc, hợp đồng, xét tuyển) từ đó chất lượng

giáo viên được nâng liên phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Các trường chủ động trong việc sử dụng kinh phí, khai thác các nguồn thu, tiết kiệm chi để tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh nhằm mở mang tầm nhìn cho bản thân giáo viên.

Tuy nhiên, phân cấp sẽ làm cho việc quản lý thống nhất toàn ngành trên

địa bàn Thành phố gặp nhiều khó khăn, khả năng điều tiết các nguồn lực tài

chính của Sở cũng bị hạn chế. Một vấn đề rất dễ nhận thấy là, các trường trong nội thành có nhiều khả năng khai thác các nguồn thu từ các hoạt động liên kết, sử dụng cơ sở vật chất, sự đóng góp của cha mẹ học sinh…so với các trường

ngoại thành. Chênh lệch về qui mô, chất lượng dịch vụ giáo dục giữa các quận, huyện có xu hướng mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)