Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 91 - 95)

- Về hoạt động quản lý.

i. Về các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù.

3.4.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý.

Đây là nhóm giải pháp nhằm trang bị cho Thủ trưởng và kế toán những

kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài

chính, bao gồm:

Một là, Chương trình đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục phải có các mơn học về tài chính, tài sản với thời lượng phù hợp.

Khi thiết kế chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cần cxác định đúng vị trí, tầm quan trọng của cơng tác quản lý tài chính, tài sản trong đơn vị; đặt mối quan hệ giữa quản lý tài chính, tài sản trong mối quan hệ với các công tác quản lý khác trong đơn vị; xây dựng chuyên đề quản lý tài chính, tài sản trong đơn vị với nội dung và thời gian phù hợp nhằm cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công tác QLTC, tài sản.

Hai là, Nghiên cứu, khảo sát trong và ngồi nước để tìm kiếm các giải pháp quản lý hữu hiệu

Việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng học được thông qua các chuyến đi nghiên cứu, khảo sát rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, đây là một hoạt động rất khó

thực hiện do thiếu năng lực tổ chức, nhất là thiếu nguồn tài chính cho việc đào tạo cá nhân. Nên chăng, Sở Giáo dục - Đào tạo là nơi tổ chức cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường đi tham quan, học tập thì sẽ hiệu quả hơn.

Kết luận

Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính giúp Thủ trưởng tổ chức, chỉ đạo, quản lý có hiệu quả hơn trong việc thực hiện mục tiêu,

nhiệm vụ của đơn vị, cụ thể:

- Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính. - Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. - Đáp ứng mục tiêu, phương hướng phát triển

- Thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Tuy nhiên, để tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp giáo dục cần phải có khn khổ pháp lý đồng bộ, nội dung phải đủ chi tiết và chặt chẽ để việc triển khai thực hiện được thuận lợi.

Đồng thời phải thực sự minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình để

khơng chỉ đáp ứng u cầu chỉ đạo thống nhất của các cơ quan quản lý cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của cơ quan ban ngành liên quan và sự chủ động, sáng tạo, tích cực của chính Thủ trưởng các đơn vị mà cịn đáp ứng yêu cầu kiểm tra,

giám sát của công chúng, nhất là những người có lợi ích trực tiếp về những chi tiêu cơng./.

KẾT LUẬN

Cùng với q trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế quản lý tài chính nói chung, cơ chế quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp cơng lập ngày càng được hoàn thiện theo hướng tăng quyền tự chủ tài chính cho đơn vị cơ sở.

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ra đời đã

mở ra một hướng đi mới trong việc thực hiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp chủ động sắp xếp công việc, biên chế, tổ chức, tăng cường khai thác các nguồn tài chính ngồi ngân sách nhà nước, tăng số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đó là những chính sách quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM là những

đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cơ chế quản lý tài

chính hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong việc quy định về học phí, quy trình cấp phát ngân sách nhà nước, chế độ lương đối với giáo viên… Để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường quyền tự chủ tài chính, luận văn đã trình bày một số giải pháp nhằm vào các vấn đề sau:

+ Nhóm giải pháp về thể chế.

- Chính sách học phí linh hoạt và đa dạng; định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố.

- Ban hành các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi cho nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của ngành giáo dục, cụ thể từng loại trường.

- Cơ quan quản lý giáo dục phối kết hợp với cơ quan tài chính cùng cấp, ban hành các văn bản hướng dẫn về tài chính, kế tốn đặc thù của ngành giáo dục nhằm đảm bảo minh bạch và trách nhiệm giải trình.

- Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của người có thẩm

quyền quyết định chi tiêu.

+ Nhóm giải pháp về cơ chế hoạt động

- Phân cấp toàn quyền cho Thủ trưởng đơn vị áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở bộ máy, năng lực hiện có của đơn vị.

- Xây dựng cơ chế thu từ các nguồn thu khác theo cơ chế mở, cụ thể: + Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý.

- Chương trình đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục phải có các mơn học về tài chính, tài sản với thời lượng phù hợp.

- Nghiên cứu, khảo sát trong và ngồi nước để tìm kiếm các giải pháp

quản lý hữu hiệu.

Với những giải pháp đề xuất trong luận văn nếu được triển khai thực hiện sẽ tăng cường quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tránh lãng phí, thất thốt và tạo mơi truờng pháp lý về tài chính được rõ ràng, minh bạch, góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nói chung và tại các truờng nói riêng.

“Tăng cường quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tế trên địa bàn TP.HCM” sẽ được tiếp nối và gắn kết với những nghiên cứu hoàn chỉnh hơn để tiếp tục giải quyết vấn đề cải cách quản lý tài chính cơng trong thời gian tới.

Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và đồng nghiệp quan tâm, nhằm giúp tác giả rút kinh nghiệm để luận văn được hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 91 - 95)