Nhóm giải pháp về cơ chế hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 91)

- Về hoạt động quản lý.

i. Về các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù.

3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế hoạt động

Đây là nhóm giải pháp nhằm xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp, có

hiệu quả cho Thủ trưởng đơn vị trên cơ sở phân cấp, phân quyền, bao gồm:

Một là, Phân cấp toàn quyền cho Thủ trưởng đơn vị áp dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở bộ máy, năng lực hiện có của đơn vị.

Xây dựng bộ máy đơn vị phù hợp với quy mô, điều kiện cụ thể của mình; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện công khai, minh bạch thẩm quyền, trách nhiệm của từng đơn vị, bộ phận, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong giải quyết công việc.

Hai là, Xây dựng cơ chế thu từ các nguồn thu khác theo cơ chế mở, cụ thể:

- Xây dựng nội dung chi theo khung định mức hợp lý, phù hợp với sự phân cấp cho đơn vị về quyền sử dụng trong phạm vi nguồn tài chính hiện có.

- Thực hiện nguyên tắc “thu đủ - chi đủ”. Tạo điều kiện và khuyến khích các đơn vị được tăng nguồn thu trong điều kiện thực tế của từng đơn vị, từng địa bàn dân cư theo khuôn khổ pháp luật cho phép.

- Các trường xây dựng nội dung chi theo khung định mức hợp lý phù hợp với sự phân cấp cho đơn vị về quyền sử dụng trong phạm vi nguồn tài chính hiện có. Nội dung chi cụ thể theo từng mục chi thể hiện chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính do cơ quan cấp trên ban hành, Thủ trưởng đơn vị có tồn quyền quyết định qui chế chi tiêu nội bộ,

trong đó qui định rõ hoạt động nào được chi tiêu, chi tiêu bao nhiêu ? miễn là

việc chi tiêu đó được cơng khai, minh bạch để mọi thành viên trong đơn vị được biết, thực hiện quyền giám sát, và có quyền yêu cầu Thủ trưởng đơn vị hoặc các bộ phân có liên quan phải giải trình. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm về hành chính, về dân sự và hình sự (nếu có). Nếu khơng có qui chế trách nhiệm cụ thể

thì mục tiêu của cơ chế tự chủ sẽ không mang lại kết quả mong đợi. Nói một cách khác, nếu kỷ luật tài khố, hành chính, dân sự và hình sự lỏng lẻo; chế độ

xử phạt khơng đủ mạnh, thì cũng có rất ít áp lực, động cơ buộc những người có thẩm quyền ra quyết định hướng đến lợi ích chung của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 91)