Đảm bảo kỹ luật tài chính tổng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 37)

Đảm bảo kỷ luật tài chính tổng thể có nghĩa là tổng số chi ngân sách của

đơn vị phải được quyết định độc lập trước khi ra các quyết định chi tiêu của từng

bộ phận (quyết định chi tiêu thành phần). Tổng số chi phải là giới hạn cứng rắn, xuất phát từ những gì nhà nước có thể cam kết trang trải được và buộc phải thực hiện trong năm ngân sách chứ không phải là mục tiêu linh hoạt. Hơn nữa, chính phủ phải có chính sách và cơng cụ để đảm rằng kỷ luật tài khoá được duy trì

trong trung hạn và dài hạn. Kiểm sốt được trần chi tiêu là mục đích cơ bản của mọi hệ thống ngân sách, do xuất phát từ thực tế là nguồn lực khan hiếm và nhu cầu gần như là vô hạn, nhất là trong hoạt động ngân sách, khi không một đơn vị chi tiêu nào phải chịu trách nhiệm về nguồn lực chung.

Chúng ta thấy rằng, trong quản lý ngân sách nhà nước khi các bộ, ngành,

địa phương được hưởng sự phân bổ ngân sách nhiều hơn thì các chi phí như lạm

phát cao, nợ quốc gia hoặc tình trạng thất nghiệp tăng lại do cả xã hội, thậm chí cả thế hệ mai sau phải gánh chịu. Do đó, khi khơng có giới hạn chi ngân sách tổng thể một cách cứng rắn, bi kịch của nguồn lực chung dễ bị xảy ra, ngân sách dễ trở thành con tin đối với những quyết định tiêu dùng của các đơn vị. Kết quả là làm suy yếu kỷ luật tài chính tổng thể và gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Điều trên rất dễ hiểu đối với đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà

nước tài trợ tồn bộ kinh phí hoạt động hoặc được tài trợ một phần kinh phí hoạt

động. Còn đối với đơn vị tự trang trải tồn bộ kinh phí thì sao? Trên phương

diện một đơn vị sự nghiệp công lập tự trang trải tồn bộ kinh phí hoạt động thì hiệu quả quản lý tài chính trước hết vẫn là sự đảm bảo kỷ luật tài chính tổng thể, nghĩa là tổng số chi phải giới hạn trong ngân sách (dự toán) một cách cứng rắn, xuất phát từ những gì mà đơn vị có thể cam kết trang trải được và buộc phải

thực hiện được những mục tiêu đã xác định trước chứ không phải là mục tiêu

linh hoạt. Điều gì sẽ xảy ra nếu các bộ phận trong đơn vị chi tiêu vượt kinh phí

đã dự trù? Bi kịch của nguồn lực chung toàn đơn vị dễ xảy ra, tình trạng nợ nần

và nhất là những mục tiêu cơ bản về phát triển, về nâng cao thu nhập, về cải thiện điều kiện làm việc, về nâng cao chất lượng dịch vụ….đều không thực hiện như cam kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)