Hiệu quả hoạt động (hiệu quả chi phí)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

Ngay cả khi mức độ và cơ cấu chi (theo tính chất kinh tế, đối tượng) là thích hợp thì các bộ phận sử dụng kinh phí vẫn có thể sử dụng nguồn lực phi hiệu quả. Khi nói đến hiệu quả hoạt động là xem xét mối quan hệ giữa đầu vào, đầu ra và kết quả cuối cùng trong việc cung ứng các hàng hoá dịch vụ. Khác với hoạt

động của khu vực tư nhân, hoạt động của khu vực công thường thiếu sức ép của

thị trường cạnh tranh, hơn nữa một số hàng hố, dịch vụ cơng mang nhiều tính chất ngoại ứng nên rất khó đo lường kết quả. Bởi vậy, để tiết kiệm chi trong hoạt

động thì một trong những cách thức được thực hiện trong quản lý là hệ thống

kiểm soát nội bộ được thiết lập để tiến hành kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục từ các yếu tố đầu vào (như nhân cơng, hàng hố, dịch vụ, thiết bị…) đến các kết quả đầu ra theo những tiêu chí thích hợp, và sau đó là trách nhiệm giải

Kết luận.

Nhằm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho đời sống kinh tế, xã hội, bất kỳ chính phủ nào cũng phải thành lập những đơn vị để sản xuất một hoặc một số hàng hoá, dịch vụ có tính chất chun ngành mà người ta thường gọi là đơn vị sự nghiệp công lập.

Để tài trợ cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập nhằm đạt những mục tiêu do Chính phủ đề ra, Chính phủ buộc phải cấp phát ngân sách

tương ứng với những chỉ tiêu về hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà đơn vị phải cung cấp hàng năm.

Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước theo Luật NSNN của mỗi nước khác nhau mà qui trình cấp phát ngân sách cho từng đơn vị sử

dụng ngân sách khác nhau. Song, một nguyên tắc chung là kinh phí cấp phát phải đảm bảo tài trợ cho hoạt động của đơn vị được kịp thời.

Ngân sách (tiền) nhà nước do nhân dân đóng góp vì lợi ích chung nên việc sử dụng phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa. Vì vậy, Nhà nước nào

cũng phải ban hành những thể lệ tài chính, trong đó qui định rõ những hình thức, cơng cụ, phương pháp quản lý…Lịch sử ngân sách nhà nước đã trải qua hai

phương pháp quản lý; phương pháp quản lý theo yếu tố đầu vào phù hợp với cơ chế quản lý tài chính nhà nước và phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)