Chính sách học phí linh hoạt và đa dạng; định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 85)

- Về hoạt động quản lý.

i. Về các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù.

3.4.1.1. Chính sách học phí linh hoạt và đa dạng; định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành

sách cho giáo dục phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố.

Khung học phí đã được thiết kế năm 1997 đã khơng cịn phù hợp với

những thay đổi trong nền kinh tế hiện nay. Mức học phí được thiết kế tương đối thấp có nghĩa là gánh nặng học phí thấp. Song điều đó khơng đủ để đảm bảo

gánh nặng đóng góp cho giáo dục – đào tạo thấp. Ngồi học phí, các hộ gia đình hiện vẫn đóng góp rất nhiều khoản cho con em mình đi học. Thêm vào đó, do giải khung hẹp, chênh lệch học phí giữa các vùng miền khơng tương xứng với chênh lệch thu nhập, nên không tận dụng được nguồn thu ở những địa bàn có điều kiện. Nguồn ngân sách tập trung do đó phải phân bổ dàn trải cho tất cả các địa phương. Khả năng điều tiết của Chính phủ rất hạn chế. Để khắc phục tình

trạng này, nên xác định lại khung học phí, mở rộng khoảng cách giữa các địa bàn dân cư. Mức trần học phí ở các địa bàn có điều kiện kinh tế có thể xác định trên cơ sở chi phí cung cấp dịch vụ giáo dục. Đối với những địa bàn khó khăn,

mức học phí nên xác định theo khả năng đóng góp của các hộ gia đình và giới

hạn nguồn ngân sách nhà nước. Điều đó ngụ ý rằng cần phải có chính sách học phí phải linh hoạt và đa dạng. Và biện pháp hiệu quả nhất là giao cho Hội đồng nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức thu học phí cụ thể của từng địa phương (Quận, huyện, thị xã, thị trấn, thậm chí là những xã khó khăn). Bên cạnh đó, định mức phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục không nên ổn định theo thời kỳ ổn định ngân sách của từng địa phương (thời kỳ ổn định ngân sách cho Thành phố Hồ Chí Minh theo Luật NSNN hiện nay là 03

năm) mà phải tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (tốc độ

tăng trưởng kinh tế hàng năm của Thành phố Hồ Chí Minh là 12%/năm), đồng thời phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi thường xuyên của ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 85)