- Về hoạt động quản lý.
i. Về các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp đặc thù.
3.4.1.3. Xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi chuyên môn đặc thù của ngành giáo dục, cụ thể từng loại trường.
ngành giáo dục, cụ thể từng loại trường.
Hoạt động giáo dục mang tính đặc thù rõ rệt so với các hoạt động sự
nghiệp khác, tính đặc thù đó qui định tính chất lao động (lao động tri thức), cơ cấu tài sản cố định (chủ yếu là vật kiến trúc), tính chất dịch vụ được cung cấp,
quá trình cung cấp dịch vụ gắn liền với quá trình tiêu thụ và địa điểm (dạy và
học là hai quá trình gắn liền nhau và xảy ra ở từng địa điểm cụ thể khác nhau), và nhất là giá cả dịch vụ (học phí), vì vậy cần phải xây dựng các tiêu chuẩn,
định mức thu, chi tài chính và chế độ quản lý tài sản phù hợp với tính chất đặc
thù, cụ thể cần ban hành:
Thứ nhất, điều chỉnh lại chế độ chi trả vượt giờ hoặc phải tính đến cơ cấu
giáo viên theo giới tính trong phân bổ ngân sách giáo dục.
Do những khác biệt về sinh lý và vai trò của nữ giới trong gia đình, trong xã hội, nên giáo viên nữ và nữ giới thường nghĩ việc nhiều hơn nam giới. Nếu duy trì cơ chế chi vượt giờ như hiện nay nhưng khi phân bổ ngân sách cho giáo dục khơng tính đến cơ cấu giáo viên theo giới thì nhu cầu chi thực tế của các trường có tỷ lệ nữ giáo viên đơng ln vượt quá mức ngân sách phân bổ. Để
khắc phục tình trạng này cần phải điều chỉnh lại định mức phân bổ ngân sách
giáo dục có tính đến cơ cấu nam - nữ giáo viên. Trước mắt, cần xây dựng định
mức khối lượng công việc để xác định mức chi từ nguồn ngân sách cấp và từ
nguồn khác của từng loại trường, trong đó có xây dựng khối lượng vượt giờ tối
đa (là 200 giờ) theo Thông tư số 50/2008/TTLB-BGDĐT-BTC-BNV.
Thứ hai, xác định các khoản thu ngồi học phí và phần tiết kiệm 10% và
40% để lại cải cách tiền lương theo từng nguồn trong mối quan hệ tương hỗ giữa tốc độ tăng thu và tốc độ tăng lương.
Sở giáo dục-đào tạo phối hợp với Sở Tài chính xác định nguồn thu phí, lệ phí và thu dịch vụ thống nhất áp dụng cho từng trường. Gắn với việc giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, ban hành quy định thống nhất về các khoản thu từ các hoạt động hợp pháp của đơn vị cụ thể, từng khoản thu theo từng nguồn hình thành, như: nguồn nào thuộc ngân sách cấp, nguồn nào được huy động đóng
góp, nguồn nào từ hoạt động dịch vụ.
Xác định phần tiết kiệm 10% và 40% để lại để cải cách tiền lương cụ thể theo từng nguồn trong mối quan hệ tương quan giữa tốc độ tăng thu và tốc độ tăng lương. Khắc phục tình trạng hiện nay, do chúng ta đang trong q trình cải cách chế độ, chính sách tiền lương nên tốc độ tăng quỹ lương thường nhanh hơn tốc độ tăng các khoản thu. Mặc khác, do tính chất hoạt động sự nghiệp giáo dục, các dịch vụ mà các trường cung cấp không nhiều, cơ chế giá cả khơng hồn tồn
theo cơ chế thị trường nên nguồn thu ln hạn hẹp (mặc dù có tăng qua từng năm);
Thứ ba, cụ thể hoá các qui chế liên quan đến việc thực hiện chế độ tự chủ
tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục.
Sở giáo dục – đào tạo cần cụ thể hóa quy định chuẩn khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý, sử dụng tài sản; quy chế cơng khai tình hình tài chính, tài sản của đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập; cụ thể hóa nội dung và phương pháp thực hiện quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán, kể cả các biện pháp xử lý trong vi phạm trong nội bộ ngành. Xác định ranh giới trách nhiệm giữa Thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị; với cấp trên trong q trình sử dụng kinh phí tự chủ.
Đối với cơ quan quản lý giáo dục cần thiết ban hành quy chế kiểm tra, kiểm sốt của cấp trên về nguồn tài chính-tài sản gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí nhà trường.