Chi sự nghiệp giáo dục từ ngân sách Thành phố 1 Định mức phân bổ ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 61)

- Tại cấp trung học cơ sở: Số làm mới đưa vào sử dụng trong năm học và báo cáo lần đầu Tại cấp trung học phổ thông: Số giáo viên đạt trình độ đào tạo dưới trình độ đại học

i. Nguồn kinh phí NSNN và nội dung ch

2.3.2. Chi sự nghiệp giáo dục từ ngân sách Thành phố 1 Định mức phân bổ ngân sách.

2.3.2.1. Định mức phân bổ ngân sách.

- Các căn cứ pháp lý:

Thành phố thực hiện phân bổ ngân sách cho ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn 2007 - 2010 theo đúng qui định tại quyết định số 151/QĐ - Ttg, cụ thể:

Bảng số 2.8: Định mức phân bổ ngân sách thường xuyên cho giáo dục. Đơn vị: Đồng/người/ năm

Vùng 2004-2006 2007-2010

- Đô thị - Đồng bằng

- Vùng núi thấp, vùng sâu - Vùng núi cao, hải đảo

355.450 390.995 426.540 604.265 565.400 664.000 817.200 1.144.000

Định mức phân bổ trên bao gồm:

- Tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục.

- Các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú và chính sách

ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục theo Nghị quyết số 37 và Nghị quyết số 39 của

Bộ Chính trị. Và,

Trên cơ sở định mức nêu trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không

kể lương và các khoản có tính chất lương) nhỏ hơn 20% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 20%, đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương (Bảo hiểm XH, bảo hiểm Ytế, kinh phí cơng

đồn) tối đa 80%. Chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi lương và các

khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí)

Đối với các Tỉnh, có các xã, thơn, thuộc chương trình 135 theo quyết định

phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010, được phân bổ thêm 70.000đ/ người dân của xã, thôn thuộc đối tượng 135 trong độ tuổi đến trường

(từ 1 đến 18 tuổi)/ năm để thực hiện không thu tiền sách giáo khoa, giấy vở học sinh đối với học sinh thuộc diện 135.

Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề gồm: các loại hình đào tạo, dạy nghề, các cấp đào tạo nghề;

Bảng số 2.9: Định mức phân bổ chi ngân sách thường xuyên cho đào tạo và dạy nghề. Đơn vị: Đồng/người/năm Vùng 2004-2006 2007-2010 - Đô thị - Đồng bằng - Vùng núi thấp, vùng sâu - Vùng núi cao, hải đảo

14.250 15.675 18.525 22.800 21.330 23.710 31.000 42.7000

Bảng 10: Khung học phí của Trung ương

Đơn vị: 1.000 đồng/ tháng

Bậc học

Thành phố, thị xã, Khu công nghiệp

Nông thôn

Đồng bằng Miền núi thấp

Mẫu giáo 15 - 18 7 - 20 5 - 15

Trung học cơ sở 4 - 20 3 - 10 2 - 8

Trung học phổ thông 8 - 30 6 - 25 4 - 15

Trên cơ sở khung học phí, các định mức chi sự nghiệp giáo dục và các qui

định của Trung ương có liên quan đến hoạt động giáo dục đào tạo, Thành phố cụ

thể hoá một số nội dung thu, chi phù hợp với đặc thù của địa phương thông qua các văn bản sau:

- Công văn 1638/LT/GDĐT-BXĐGN ngày 03/12/2002 của Liên Sở Giáo dục và đào tạo và Ban xóa đói giảm nghèo và việc làm về việc thực hiện chính sách miễn giảm học phí, tiền cơ sở vật chất cho học sinh thuộc hộ xóa đói giảm nghèo trong các cơ sở giáo dục - đào tạo Thành phố từ năm học 2002 – 2003.

- Công văn 324/GDĐT-TC ngày 17/6/2004 của Sở Giáo dục và đào tạo về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho CBCC, VC làm việc trong phịng thí nghiệm.

- Công văn 1654/GDĐT-KHTC ngày 08/8/2008 của Sở Giáo dục và đào tạo về thu, sử dụng học phí, tiền cơ sở vật chất, thu khác năm học 2008-2009.

- Công văn 844/GDĐT-TC ngày 17/11/2005 của Sở Giáo dục và đào tạo về thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy

trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Công văn 5344/UBND-VX ngày 22/8/2008 của UBND Thành phố về

định biên các chức danh trong tổ chức bộ máy các trường học tại TPHCM.

- Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện cơng tác y tế trong các trường học.

Từ những căn cứ pháp lý trên, Sở Tài chính cùng Sở Giáo dục thống nhất những nguyên tắc xác định định mức chi ngành giáo dục hàng năm, như sau:

- Nguyên tắc tính định mức.

Nguyên tắc cơ cấu định mức chi được xác định gồm: - Mức lương tối thiểu:

Áp dụng theo mức lương tối thiểu trong năm kế hoạch, ví dụ năm 2009 là 540.000 đồng theo nghị định số 166/2007/NĐ-CP.

- Định mức biên chế giáo viên trên lớp và định mức số cán bộ viên chức gián tiếp của các trường:

Thực hiện theo Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Liên Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ Nội vụ và Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV của Liên Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ Nội.

- Phụ cấp ưu đãi:

Tính theo Thơng tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC của Liên Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính

- Phụ cấp chức vụ.

Tính theo Thơng tư số 33/2005/TT-BGD của Bộ Giáo dục và đào tạo về hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Chi y tế học đường/ học sinh/năm.

Tính theo Thơng tư số 14/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học.

- Sĩ số học sinh trên lớp.

Tính theo quyết định số 02/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố phê

duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục đào tạo Thành phố năm 2020.

- Học phí một lớp/năm.

Tính theo mức thu hiện hành đối với từng cấp học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT/BGD&ĐT. Trong đó, các đơn vị thuộc sở giáo dục phải dùng nguồn 40% học phí để thực hiện cải cách tiền lương, trong

đó trừ 10% thất thu học phí. Cụ thể:

Hphí/lớp/năm = Hphí/hsinh/tháng x 9 tháng x 40% x 90% x Số hsinh/lớp - Số lớp tính định mức được tính theo số lớp bình quân thực tế tại các

trường.

- Hệ số lương bình qn.

Tính trên cơ sở hệ số lương bình quân thực tế chi 6 tháng đầu năm.

- Cơ cấu chi 80% cho con người và 20% cho hoạt động (theo quyết định

số 51/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). - Các định mức cụ thể.

Trên cơ sở các căn cứ pháp lý và nguyên tắc tính định mức chi cho 01 học sinh hàng năm, Sở Tài chính xác định định mức để giao dự toán chi cho sự

Bảng số 2.11: Định mức chi ngân sách 01 học sinh/năm. ĐỊNH MỨC CHI 1 HỌC SINH/NĂM Đơn vị tính: đồng 2007 2008 2009 2010 - Khối mầm non + Nhà trẻ 3.803.307 4.944.790 5.407.823 5.570.057 + Mẫu giáo 2.701.538 3.512.460 3.518.644 3.624.203 - Khối tiểu học 1.660.800 2.159.040 2.432.430 2.505.402 - Khối trung học (C2) 1.643.638 2.136.730 2.409.114 2.481.187 - Khối THPT (C3) 2.275.384 2.958.410 3.153.000 3.279.120 - GD Thường xuyên 32.941.538 42.824.960 44.168.000 45.493.040 - Bồi dưỡng GD 31.537.692 40.986.31 41.223.000 42.459.690 Nguồn: Sở Tài chính Thành phố.

Như vậy, khác với tiêu chí phân bổ chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục,

đào tạo của Trung ương, Thành phố đã phối hợp tất cả các tiêu chí biên chế, số

học sinh đến trường và tỷ lệ lương, có tính chất lương/ chi khác để phân bổ ngân sách, cố gắng hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực do qui mô trường lớp và tỷ lệ giáo viên/ lớp, tỷ lệ giáo viên/trường khác nhau.

Mặc khác, qua số liệu trên cho thấy, định mức chi 01 học sinh/ năm hàng năm có sự tăng đột biến trong năm 2008 (khoảng 30%), còn các năm khác hầu

như không đáng kể (khoảng 3%/năm) so với tốc độ lạm phát (trên dưới

10%/năm) mà nguyên nhân chủ yếu là chỉ tăng của quỹ tiền lương do tăng lương tối thiểu (theo nguyên tắc xác định định mức nêu trên).

Tuy nhiên, cũng như định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giáo dục, đào

tạo của Trung ương, định mức phân bổ của Thành phố cũng chưa tiónh đến yếu tố giới của giáo viên, cộng thêm tình hình thiếu giáo viên và chế độ chi trả vượt giờ hiện nay, hệ thống định mức này đã và đang gây khó khăn cho các trường có tỷ lệ nữ giáo viên cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 61)