Những hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 75)

- Vấn đề thứ ba là thực tế thu nhập tăng thêm bình quân/người lao động

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Từ những phân tích về đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng tài chính và cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục nêu trên, chúng tôi khái quát một số hạn chế và nguyên nhân cơ bản trong quá trình thực hiện chế

độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tại

Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Một là, nguồn thu cịn hạn chế, chính sách học phí và định mức phân bổ ngân sách giáo dục không phù hợp đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay tổng thu chưa đáp ứng được tổng chi cho các hoạt động trong

nhà trường. Nguồn thu quan trọng nhất trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là NSNN, nhưng NSNN cấp chỉ đủ chi cho con người lại theo thời kỳ

ổn định ngân sách nên các hoạt động khác trong đơn vị có số chi rất eo hẹp. Do

nguồn cung từ NSNN ít; học phí thấp so với mặt bằng giá cả, các nguồn thu khác hạn chế nên việc thực hiện quyền tự chủ tài chính cịn mang tính hình thức.

Vì dân số, cơ cấu dân số, cơ cấu bệnh tật, cơ cấu trẻ em đi học, cơ cấu nhu cầu xã hội cơ bản và khả năng tài chính, sức mua của người dân ở các vùng khác nhau rất khác nhau. Điều kiện về thu nhập bình quân cũng như về cơ sở hạ tầng

để cung cấp các dịch vụ xã hội, chất lượng cuộc sống của từng địa phương rất

khác nhau…Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến những sự khác biệt cả về tiềm lực

tài chính và nhu cầu chi giữa các địa phương, nhưng mức thu học phí hệ cơng lập tối đa là mức trần trong khung qui định của chính phủ. Song, giải khung

hẹp, mức trần tương đối thấp nên nguồn thu từ học phí thấp. Hệ thống định mức chỉ sử dụng một tiêu chí dân số chính thức có đăng ký hộ khẩu và chỉ sử dụng 04 hệ số vùng, miền cho 64 tỉnh/ thành phố là không hợp lý. Việc phân bổ ngân sách theo định mức đầu người dân một cách đơn thuần mà khơng tính đến qui mơ và tốc độ tăng dân số cơ học, (trong khi mọi đối tượng trong độ tuổi đi học

đều được hưởng các chế độ như nhau - đây là chính sách đúng); tốc độ tăng

trưởng kinh tế, trong khi đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế ổn định và bền vững.

Để đánh giá khách quan thực trạng huy động các nguồn thu, chúng tôi

tiến hành một khảo sát tại một số trường trung học phổ thông, kết quả khảo sát cho thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều cho rằng, cơ chế quản lý tài chính, tài sản hiện nay chưa khuyến khích tính chủ động khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính cho nhà trường nên các nguồn thu ngồi ngân sách cịn rất hạn chế. Mặt khác, cơ chế quản lý tài sản và chế độ chi tiêu chưa thật sự mở

rộng nên tác dụng của qui chế chi tiêu nội bộ hiện nay chưa thật sự khuyến khích các nhà trường được tăng thu, tiết kiệm chi. Nhiều ý kiến cho rằng cơ chế quản lý tự chủ hiện nay chưa thực sự tự chủ cịn mang tính hình thức.

Hai là, về phân bổ ngân sách và quyền được tự quyết định việc phân bổ lại các nguồn tài chính trong nội bộ đơn vị.

Mặc dù Thành phố phân bổ ngân sách cho ngành giáo dục đào tạo toàn Thành phố đúng bằng số Trung ương qui định (đảm bảo 20% chi khác và 80%

chi lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương), như phần đến được các

trường không như vậy, do một phần để lại chi sự nghiệp tại Sở Giáo dục – đào tạo và chi sự nghiệp giáo dục tại các phịng Giáo dục Quận, huyện.

Tiêu chí phân bổ thường tính theo lương + phụ cấp + 17% các khoản chi khác kết hợp tiêu chí học sinh đến các trường (số học sinh/lớp) phải đảm bảo đủ chi lương và một phần chi khác. Nếu chỉ tính theo biên chế giáo viên hoặc chỉ tính tiêu chí phân bổ theo đầu học sinh thì dẫn đến có trường hợp: chi cho con người cịn thiếu, khơng có chi khác. Nếu chỉ tính tiêu chí phân bổ theo đầu học sinh thì sẽ có trường khoản chi khác cao, có trường khoản chi khác thấp (vì trong thực tế giáo viên của các trường khác nhau: có trường đủ chi tiêu biên chế giáo viên, có trường thiếu giáo viên phải chỉ trả dạy thêm giờ, hệ số chi trả thêm giờ là 1,5)

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều trang thiết bị dùng trong nhà trường chưa được mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu là do: 1)

Không rõ trách nhiệm và quyền chủ động; 2) Khơng có dự tốn kinh phí theo

nhu cầu thực tế; 3) Cơ chế quản lý không phù hợp.

Ba là, Về năng lực quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập còn nhiều hạn chế.

Nếu các yếu tố khác (qui mơ nguồn lực, khn khổ pháp lý) khơng đổi thì khả năng tự chủ tài chính phụ thuộc vào năng lực quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính đơn vị. Song thực trạng hiện nay cho thấy:

Về lập dự tốn của trường cịn nhiều khó khăn, chưa dự báo được các vấn

đề phát sinh trong thực tiễn, do trình độ nhân viên kế tốn cịn thấp, đa số là ở

bậc trung cấp. Một số nhân viên kế toán đã tham gia các khóa học quản lý tài chính, tài sản và đều cho rằng cần thiết phải tổ chức nhiều khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính, tài sản cho tất cả cán bộ kế toán và những cán bộ quản lý các bộ phận chính trong đơn vị tham gia.

Thực hiện chế độ tự chủ, đa số các trường đều đã xây dựng quy chế chi

tiêu nội bộ. Các ý kiến được hỏi đều thống nhất được tham gia ý kiến xây dựng quy chế này. Tuy nhiên, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ở nhiều đơn vị

vẫn còn bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu rõ văn bản và chưa có quy trình xây dựng cụ thể.

Việc lập dự toán hiện nay tại các trường thực hiện theo đúng quy trình, có sự tham gia của những người liên quan. Các trường đều thực hiện cơng khai tài chính, chi thu nhập tăng thêm hàng năm trong thời gian qua đều tăng ở những

nơi kinh tế - xã hội phát triển. Những trường ở vùng xa, ngoại thành cịn rất khó khăn, tiền chi thu nhập tăng thêm không đáng kể.

Bốn là, nội dung cơng khai tài chính chưa thể hiện sự minh bạch.

Thực hiện quyền tự chủ tài chính địi hỏi phải tăng cường hiệu quả giám sát của tất cả những ai có sự quan tâm, nhất là những ai có quyền lợi liên quan. Hiệu quả giám sát khơng chỉ tác động đến những người có thẩm quyền quyết định chi tiêu để luôn nhắc nhở họ phải thận trọng khi quyết định chi tiêu mà còn

trực tiếp tác động đến tất cả những ai có liên quan đến việc chi tiêu, ví dụ, chi tiêu về điện thoại, điện năng, văn phòng phẩm nếu có tình trạng lãng phí thì

phần nhiều khơng phải do thủ trưởng đơn vị hay các nhà quản lý các bộ phận mà chính là những người trực tiếp sử dụng nó. Do đó, nội dung cơng khai chi tiêu cần phải minh bạch và đủ chi tiết cần thiết. Song, rất tiếc qui chế công khai hiện cịn q chung chung, thậm chí cịn là những thuật ngữ tài chính, kế tốn như, chi mục (theo mục lục NSNN) này, chi mục kia nên hầu hết những người trong

Kết luận

Thực trạng quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung, đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập nói riêng theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giai đoạn 1006 – 2010 cho thấy, về phương diện pháp lý, những qui định hiện hành là khá đồng bộ; khung pháp lý được công khai; hệ thống thông tin

được quản lý tập trung, được kiểm tốn và cơng bố công khai ra công chúng.

Tuy nhiên, hiệu quả của vấn đề tự chủ trong quản lý tài chính cịn nhiều vấn đề cần phải bàn luận để từ đó đề ra các giải pháp tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Đó chính là những nội dung cơ bản được trình bày trong chương này. Những nội dung cơ bản có thể tóm tắt như sau:

Về những thành tựu cơ bản đã đạt được:

Một là, về sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế.

Hai là, xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế quản lý tài sản công.

Ba là, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của Thủ

trưởng đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, tiết kiệm kinh phí và chi trả thu nhập tăng thêm phù hợp với thực tế

đóng góp của từng cá nhân.

Bên cạnh những thành tự đạt được, thực tế triển khai cơ chế tự chủ tài chính cũng đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần có giải pháp khắc phục, đó là: Một là, nguồn thu cịn hạn chế, chính sách học phí và định mức phân bổ ngân sách giáo dục không phù hợp đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố.

Hai là, về phân bổ ngân sách và quyền được tự quyết định việc phân bổ

lại các nguồn tài chính trong nội bộ đơn vị cịn hình thức.

Ba là, Về năng lực quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập cịn nhiều hạn chế. Những tồn tại, hạn chế trên chính là cơ sở để đề ra các giải pháp trong

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 75)