Về hệ thống thang đo: Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy sau khi đã
được kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép.
Về mô hình lý thuyết: Mô hình nghiên cứu ban đầu đưa ra khá phù hợp. Tuy
nhiên sau quá trình khảo sát và xử lý số liệu, kết quả cuối cùng cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên đó là “lương”, “công việc” và “phát triển trường”. Trong đó yếu tố lương có ảnh hưởng
lớn nhất đến mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên, tiếp đó là yếu tố công
Các mục tiêu chính của đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên gồm có: tiền lương, bản chất công việc và sự phát
triển trường.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình nghiên cứu bao gồm hai nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ với mẫu n=50
phiếu điều tra dùng để kiểm định lại các thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Nghiên cứu chính thức với mẫu có kích thước n=160 phiếu dùng để kiểm định lại các thang đo thông qua phân tích nhân tố, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết thông qua hệ số tương quan và phân tích
hồi qui.
Mức độ thỏa mãn trong công việc của giáo viên chưa cao: Kiểm định các nhóm yếu tố cho thấy mức độ thỏa mãn chung của toàn công ty là 3.31 (mức thấp nhất là 1, mức cao nhất là 5). Mức độ thỏa mãn đối với yếu tố công việc là 3.96 (cao hơn
mức độ thỏa mãn chung). Trong khi đó mức độ thỏa mãn đối với yếu tố tiền lương
là rất thấp (chỉ là 2.84).
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy nhóm thành 6 nhân tố. Trong đó, một
nhân tố mới được tạo ra dựa trên sự kết hợp của các biến quan sát thuộc bốn thành phần : Cơ hội thăng tiến và sự công nhận; Sự hỗ trợ của cấp trên; Văn hóa tổ
chức; Công tác đào tạo được đặt tên là nhân tố Cơ hội đào tạo và phát triển nghề
nghiệp.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định sự thỏa mãn của giáo viên chịu
sự ảnh hưởng bởi 3 nhân tố đó là: Tiền lương, Bản chât công việc; Triển vọng và sự
phát triển của trường. Trong đó, thành phần Tiền lương có ảnh hưởng quan trọng
nhất đối với sự thỏa mãn của giáo viên, kế đến là thành phần Bản chất công việc,
tiếp theo là thành phầnTriển vọng và sự phát triển của trường.
Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khẳng định như sau: Tiền lương cao sẽ
làm cho giáo viên thỏa mãn; giáo viên càng yêu thích nghề nghiệp sẽ càng gắn bó hơn và triển vọng và sự phát triển của trường sẽ làm cho mức độ thỏa mãn của giáo
viên càng giảm.
Phân tích ANOVA cho các kết quả như sau: sự thỏa mãn của phái nam và phái nữ là khác nhau. Có sự khác biệt về sự thỏa mãn giữa nhóm giáo viên có thời gian công
tác trên 5 năm và dưới 5 năm.